Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Soạn văn lớp 9

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Soạn văn lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

THỰC HÀNH TÓM TAT MỘT TẤC PHẨM TỰ SỰ

1. Đối chiếu các sự việc đã nêu trong sách giáo khoa với cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương để thấy:

Sách giáo khoa nêu ra bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một sự việc khá quan trọng. Đó là sau khi vợ tự vân chết, một đêm chàng Trương cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con mới chỉ chiếc bóng trên tường mà nói đó chính là người hay tới với mẹ đôm đỏm. Nhờ đó, chàng đã hiểu ra vợ mình đã bị oan. Nghĩa là Trương Sinh hiểu ra sự việc ngay sau khi vợ mất chứ không phải dợi đến khi Phan Lang vổ kể lại sự việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi. Như sự việc thứ bảy trong sách giáo khoa nêu lên. Điều này cần điều chỉnh bổ sung.

2. Văn bản tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Xưa có chàng Trương Sinh vừa mới thành hôn đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. ít lâu sau, mẹ Trương Sinh ốm và mất, Vũ Nương lo ma chay chu tất mọi việc. Giặc tan, Trương Sinh trở lại nhà, nghe lời con trai, nghi ngờ vợ không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không giãi bày được bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ tự vần chết, một đêm, Trương Sinh ngồi bên đèn cùng con trai, đứa con chỉ chiếc bóng đen trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đôm. Chính sự việc này làm chàng đã hiểu ra là vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương do cứu mạng Linh Phi, vợ vua Nam Hải nên khi chạy giặc chết đuối  biển đã được Linh Phi cứu sống để đền ơn. Phan Lang tại đây đã gặp lại Vũ Nương. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở lại dương thế, Vũ Nương đã gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.

Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đền giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vù Nương hiện hồn về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ờ giữa dòng...lúc ẩn, lúc hiện”.

3. Văn bản tóm tắt rút ngắn hơn nữa

Xưa có Trương Sinh vừa thành hôn đã đi lính. Giặc tan, chàng t’rd lại nhà, nghe lời con trẻ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan không giãi bày được phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, chàng họ Trương cùng con trẻ ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó, chàng hiểu ra vợ đả bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương ở thủy cung, khi trở về trần được Vù Nương gửi chiếc hoa vàng và lời nhắn cùng chồng. Trương Sinh dã lập đền giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa dứng ở giữa dòng... lúc ẩn, lúc hiện.”

  • LUYỆN TẬP

Viết văn bản tóm tắt:

— Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Ở một khu phố tồi tàn tại Oa-sinh-tơn có một xưởng vẽ chung của hai người bạn là Xiu và Giôn-xi có cùng sở thích về nghệ thuật và hợp nhau về nhiều mặt.

Giôn-xi bị chứng viêm phổi và cuộc sống chỉ còn được tính từng ngày. Bác sĩ chỉ còn bó tay và Xiu cùng vô cùng thương xót cố động viên bạn ăn uống và vui vẻ.

Giôn-xi nhìn ra cửa sổ — khi ấy là mùa đông — đếm từng chiếc lá rơi. Cô tin rằng khi chiếc lá cuối cùng nằm trên cây leo già cỗi rụng xuống là cô sẽ vĩnh biệt cuộc đời.

Chỉ còn một chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi muôn nhìn thấy nó lìa cành trước khi trời tôi và cô cũng sẽ đi xa (vĩnh biệt).

Thầm hiểu ý nghĩ của bạn và rất thương bạn, Xiu đến nhờ bác họa sĩ già ở tầng lầu dưới, ông họa sĩ đã 25 năm cầm bút vẽ nhưng chưa có tác phẩm nào ưng ý — kiệt tác mà ông mơ ước. Ông tự coi mình là con chó loại đặc biệt luôn sần sàng bảo vệ cho hai nừ nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẻ tầng lầu trên - biết được Giôn-xi đang tuyệt vọng, ông buồn bã vô cùng.

Trong một đêm mưa gió bão bùng, ông nghệ sĩ già (tuổi ngoài 50) bị bệnh lao ấy, đã vẽ nên chiếc lá cuối cùng trên dây leo như thể đã hoàn thiện kiệt tác của mình, ông mất hai ngày sau đó , còn Giôn-xi thì khoẻ mạnh trở lại và tiếp tục vui sống.

   Muốn xem thêm các bài Soạn văn khác, các bạn Click vào đây ngay nhé! 

Copyright © 2021 HOCTAP247