Câu 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.
Thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ Chúa được tác giả thể hiện qua các chi tiết và sự việc sau đây:
Kết thúc đoạn vân miêu tả này, tác giả viết, kẻ thức già biết đó là triệu bất tường, Ông đà cảm nhận từ cánh nhừng khu vườn rộng đầy trân cám, dị thú, cổ mộc, quái thạch bày vẽ tô điểm như "bến bể đẩu non”, nhưng âm thanh lại gợi lên một cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang đau thương tan tác chứ không phồn vinh, yên ả. Bởi vậy, cảm xúc chủ quan của tác giả xem đó là điềm gở, điềm chắng lành, là "triệu bất tường”. Sự suy vong tất yếu cùa một triều đại chỉ lo ãn chơi hưởng lạc trên xương máu, nước mắt, mồ hôi của dân lành như đã được dự báo trước. Điều đó xảy ra không lâu khi Chúa Trịnh mất.
Câu 2. Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: "Nhà ta ở phường Hà Khẩu ... cũng vì cớ ấy"
Bọn quan lại hầu bên trong phủ Chúa đã “thừa gió bẻ măng” để nhũng nhiều vơ vét của dân bằng nhiều thủ đoạn ỷ thế nhà Chúa, vừa ăn cướp vừa ỉa làng, tác oai tác quái trong nhân dân, khiến người dân bị cướp cùa tới hai lần nếu không thì cũng tự tay phó hủy báu vật của minh. Đặc biệt là bọn hoạn quan, chúng vừa thẳng tay vơ vét đầy ních cả túi tham lại vừa được nhà Chúa khen là giỏi giang làm tôt công việc nhà Chúa.
Tác giả đả kết thúc bài tùy bút bằng cách ghi lại một sự việc cố thực đã xảy ra trong nhà mình. Đó là việc mẹ của ông đã phải sai chặt đi cây lê và hai cây lựu quý rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai ương ập xuống. Câu chuyện nhờ đó tăng sức thuyết phục và cách viết cũng nhờ đó mà thêm phong phú, sinh động.
Câu 3. Theo em, thể văn tùy bút có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước?
Ở thể loại truyện đã học ở bài trước (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận những nhân vật những con người cụ thể. Truyện luôn có cốt truyện và hệ thống nhân vật với cả một hệ thống chi tiết nghệ thuật đa dạng phong phú...
Còn thể tùy bút, ghi chép về những sự việc cụ thể, những con người có thực qua đó tác giả cho thấy cảm xúc suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình. Sự ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan. Không gò bó nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng.
Xem các bài Soạn khác, hãy theo dõi chúng tôi: Giải ngữ văn 9 .
LUYỆN TẬP: Căn cứ vào bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
Gợi ý trả lời:
- Đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh vô cùng hỗn độn, lũng loạn.
- Vua chúa thì ăn chơi hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa, không chăm lo triều chính, bỏ mặc nhân dân, bọn quan lại ỷ vào điều đó mà hành động ngang ngược, nhũng nhiễu.
- Cuộc sống người dân vô cùng khốn cùng, cực khổ.
Copyright © 2021 HOCTAP247