Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn Lớp 11 SGK Cũ Tuần 18 Ngữ Văn 11 Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Ngữ văn 11

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm và yêu cầu

Khái niệm
  • Là cuộc trò chuyện được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng có ý nghĩa.
Yêu cầu
  • Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được trình bày ý kiến của công chúng; và vì thế là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh
  • Trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời đều phải giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau

1.2. Những yêu cầu đối với người được phỏng vấn và người phỏng vấn

a. Người được phỏng vấn

  • Trả lời thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ đúng đắn, chân thành

b. Người phỏng vấn

Yêu cầu Người phỏng vấn
Chuẩn bị phỏng vấn
  • Hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng; phù hợp với đối tượng và mục đích phỏng vấn; làm rõ chủ đề, liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Mặt khác, để có thu nhập được nhiều nhất những thông tin mong muốn, cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp: không /có. đúng /sai.
Tiến hành phỏng vấn
  • Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ được nêu ra những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Ngược lại, trong quá trình hỏi-đáp, người phỏng vấn còn cần lắng nghe người đáp để đưa ra thêm những câu hỏi nhằm:
    • Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc, gián đoạn
    • Khéo léo lái người trả lời phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy có dấu hiệu "lạc đề"
    • Gợi mở, khiến người trả lời phỏng vấn có thể nêu ý kiến được rõ ràng hơn.
  • Cuộc phỏng vấn nên được diễn ra trong không khí chân tình, tự nhiên. Người phỏng vấn không chỉ cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện mà còn cần tỏ ra tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và cố tránh chạm những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui
  • Trước khi kết thúc, người phỏng vấn không nên quên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành công sức, thời gian cho buổi trò chuyện
Đánh giá, trình bày kết quả phỏng vấn
  • Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực (người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn)
  • Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn (có thể thêm những lời miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn, nếu cần)

Ví dụ

Đề: xây dựng dự kiến câu hỏi về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ cho một cuộc phỏng vấn học sinh

Gợi ý làm bài

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây

  • Đối tượng phỏng vấn: học sinh; chọn đối tượng trả lời phỏng vấn: một Đoàn viên ưu tú
  • Các câu hỏi
    • Bạn quan niệm thế nào về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ? Theo bạn ước mơ, hoài bão có vai trò như thế nào đối với sự rèn luyện, phấn đấu của tuổi trẻ?
    • Bạn nghĩ gì về một bộ phận thanh niên hiện nay đang sống không ước mơ, hoài bão?
    • Bạn nghĩ gì về trách nhiệm của cán bộ Đoàn trong việc khơi dậy những ước mơ, hoài bão cho Đoàn viên trong cơ sở Đoàn của mình?
    • Cơ sở Đoàn của bạn đã có những hoạt động gì để xây dựng ý thức tạo dựng ước mơ, hoài bão của Đoàn viên?
    • Ước mơ, hoài bão của bạn là gì?

3. Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Để nắm vững bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Copyright © 2021 HOCTAP247