Nghĩa của câu - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hai thành phần nghĩa của câu

a. Bài tập 1

Ngữ liệu: SGK trang 6

  • Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì?
    • Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là: 
      • Cặp câu a1 và a2: đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời "ao ước có một gia đình nhỏ"
      • Cặp câu b1 và b2: Đều đề cập đến sự việc"người ta cũng bằng lòng" (nếu tôi nói)
  • Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy: 
    • Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?
      • Câu a1: kèm theo sự đánh giá nhưng chưa tin tưởng chắc chắn sự việc (từ "hình như")
    • Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?
      • Câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra
    • Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
      • Câu b1 thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc

b. Từ sự so sánh trên, có thể đi đến những nhận định sau

  • Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa:
    • Nghĩa sự việc
    • Nghĩa tình thái
  • Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết, trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

1.2. Nghĩa sự việc

  • Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến
  • Biểu hiện:
    • Biểu hiện hành động
    • Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
    • Biểu hiện quá trình
    • Biểu hiện tư thế
    • Biểu hiện sự tồn tại
    • Biểu hiện quan hệ
  • Lưu ý: Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác

2. Soạn bài Nghĩa của câu

Để có thêm những kiến thức cần thiết cũng như kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu, các em có thể tham khảo bài soạn Nghĩa của câu.

Copyright © 2021 HOCTAP247