Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hướng dẫn viết dàn ý phân tích 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Hướng dẫn viết dàn ý phân tích 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hướng dẫn viết dàn ý phân tích 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích

 

Mở bài

-      Tác giả Nguyễn Du với Truyện Kiều và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

-      Giới thiệu 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích 

Thân bài

Cặp lục bát 1:  

-      Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa” gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.”

  • Cánh buồm nhỏ bé, nổi bật giữa sự rợn ngợp và hoang vắng giống như thân phận nàng

  • Thời điểm “chiều hôm” được khéo léo 

-> Tràn ngập nỗi buồn ấy gắn với khát khao được sum họp, đoàn tụ, được trở về bên quê hương, gia đình.

-> Nàng trở về với thực tại, với nỗi đau của đời mình

Cặp lục bát 2:  

“Buồn trông ngọn nước mới sa

 Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

  • Hình ảnh nàng Kiều được ẩn dụ thông qua những cánh hoa mỏng manh

  • Những ngọn nước mới sa có sức mạnh ghê gớm, luôn sẵn sàng vùi dập cánh hoa như cuộc đời vùi dập nàng

  • Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” vừa là lời tự sự, vừa là lời oán than cho số phận đầy rẫy bất hạnh

-> Nàng không có sức chống cự bởi nàng cũng như cánh hoa kia, chẳng thể điều khiển cuộc đời, chẳng biết sẽ đi về đâu

Cặp lục bát 3:

-      Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”

 “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

  • Sắc xanh tàn lụi héo úa, vô cùng đơn sắc đến nhạt nhòa

  • Kiều càng thêm chán nản, thất vọng

-> Sự vô định của Kiều, nàng rơi vào sâu hơn hố sâu của sự sầu muộn, tuyệt vọng.

Cặp lục bát 4:

-      Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” 

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

  • Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

  •  Nàng như dự cảm được những giông bão của số phận sẽ ập đến và phá hủy tất cả mọi thứ.

-> Sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Báo hiệu những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua cùng với sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió đang diễn ra trước mặt. 

* Tổng kết nghệ thuật:

-      Điệp cấu trúc với điệp ngữ “buồn trông”.

-      Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

-      Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc: Từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt nhòa đến đậm nét, khắc họa nỗi buồn da diết của Kiều.

Kết bài

-      Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một thông qua bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. 

-      Được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh  nhiều thê lương ai oán nhưng cũng gợi tả được tâm trạng vô cùng sống động

-      Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận nàng Kiều của Nguyễn Du nói riêng và số phận người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến.

Copyright © 2021 HOCTAP247