Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn Lớp 11 SGK Cũ Tuần 23 Ngữ Văn 11 Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Hàn Mặc Tử

  • Hàn Mặc Tử (1912- 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
  • Quê: làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá - Phong Lộc - Đồng Hới.
  • Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
  • Hàn Mặc Tử làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,…
  • Tuy cuộc đời gặp nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
  • Thông qua những vần thơ kì dị và điên loạn của nhà thơ, người đọc luôn tìm thấy một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

b. Những tác phẩm chính

  • “Gái quê” (1936)
  • “Thơ Điên” (1938)
  • “Xuân như ý”
  • “Thượng thanh khí”
  • “Cẩm châu duyên”
  • “Duyên kì ngộ” (kịch thơ-1939)
  • “Quần tiên hội” (kịch thơ),…

c. Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ

  • Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên).
  • Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
  • Cảm nhận chung: Bài thơ là  bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua đó, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu đời, yêu người thiết tha, đau đớn.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Khổ 1

  • Câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: lời mời mọc ân cần tha thiết và cũng là lời trách móc nhẹ nhàng. Nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình, câu hỏi bộc lộ khát khao và bao đau đớn.
  • Thôn Vĩ hiện lên qua hồi tưởng của nhà thơ thật đẹp:
    • Nắng mới lên ở những hàng cau: những tia nắng mới của bình minh trên tàu lá cau còn ướt sương đêm và xanh rời rợi.
    • Vườn xanh như ngọc: một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy sức sống.

⇒ Tất cả gợi lên một  cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống - gần gũi, thân quen.

  • Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh đẹp xuất hiện thấp thoáng sau khóm trúc, những lá trúc che ngang một khuôn mặt chữ điền → sự duyên dáng phúc hậu của con người hiền lành.
  • Nghệ thuật cách điệu hoá: trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, sau những hàng tre trúc, thấp thoáng có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng phúc hậu, dễ thương.

⇒ Cảnh và người tạo nên được sự hài hoà. Cảnh đẹp và người đôn hậu.

b. Khổ 2

  • Miêu tả cảnh: gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay.
  • Không  gian mờ ảo đầy ánh trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng
  • Gió theo lối giờ mây đường mây”: gió đi một đường mây đi một ngả → sự xa cách chia lìa.
  • Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”: dòng sông lặng lờ như mang một nỗi buồn, hắt hiu không có bóng dáng của sự sống.
  • Thuyền ai……...tối nay?”: nỗi mong chờ, niềm hi vọng thiết tha cùng nỗi buồn man mác của nhà thơ → hai câu thơ bộc lộ khát vọng một tình yêu đằm thắm, kín đáo, tha thiết .

⇒ Tâm trạng nhân vật trữ tình: đợi chờ khắc khoải, da diết.

c. Khổ 3

  • Tâm trạng nhà thơ đầy mộng ảo.
  • Xứ Huế mơ mộng lắm khói sương và áo em trắng quá nhà thơ không nhận ra “mờ nhân ảnh”. Tất cả đối với nhà thơ lúc này như một màn sương hư ảo, cuộc đời như cách xa tầm tay với.
  • Ai biết tình ai có đậm đà?”. Tác giả vừa như hỏi mình, vừa như hỏi người, vừa như gần gũi, vừa như xa xôi, vừa như hoài nghi, vừa như giận hờn, trách móc.
  • Đại từ phiếm chỉ “ai” càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương đối với con người và cuộc đời.

⇒ Tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh cũ người xưa → nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu cuộc đời và con người.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng.

      • Bài thơ là bức tranh phong cảnh nhưng cũng chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
    • Nghệ thuật

      • Trí tưởng tượng phong phú
      • Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ
      • Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo
      • Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình. Cảnh xứ Huế đậm nét mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm tăng thêm tính chất trữ tình.

Ví dụ

Đề: Cảm nhận về bức tranh xứ Huế trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

 

Gợi ý làm bài

a. Mở bài
  • Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử.

“Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa?

Trời ở trong đây chẳng có mùa

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua.”

(Nhớ thương)

  • Nói đến Hàn Mặc Tử là nói đến một nhà thơ với hồn thơ đau đáu những khát vọng mãnh liệt của một cuộc đời bi thương.
  • Thông qua những vần thơ kì dị và điên loạn của nhà thơ, người đọc luôn tìm thấy một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
  • Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thể hiện tình yêu và nỗi đau ấy. Nhưng trước hết đây là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước. Đó là xứa Huế mộng mơ.
b. Thân bài
  • Khái quát
    • Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên).
    • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
    • Cảm nhận chung: Bài thơ là  bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua đó, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu đời, yêu người thiết tha, đau đớn.
  • Cảm nhận về bức tranh xứ Huế (khổ 1)
    • Mở đầu bài thơ, hình ảnh xứ Huế hiện lên thật đẹp. Đó là một bức tranh trong buổi bình minh tinh khiết. tất cả được khắc họa trong hoài niệm nhiều bâng khuâng, tha thiết của nhà thơ: (“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”)
    • Câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: lời mời mọc ân cần tha thiết và cũng là lời trách móc nhẹ nhàng. Nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình, câu hỏi bộc lộ khát khao và bao đau đớn.
    • Thôn Vĩ hiện lên qua hồi tưởng của nhà thơ thật đẹp:
      • Nắng mới lên ở những hàng cau: những tia nắng mới của bình minh trên tàu lá cau còn ướt sương đêm và xanh rời rợi.
      • Từ “mướt” gợi lên một màu xanh mượt mà, tràn đầy sức sống.
      • Vườn xanh như ngọc: một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy tinh khôi, trong trẻo. Ngọc vừa có hình, vừa có ánh tạo cho bức tranh thôn Vĩ một vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu.
      • Tất cả gợi lên một  cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống - gần gũi, thân quen.
    • Con người xứ Huế
      • Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh đẹp xuất hiện thấp thoáng sau khóm trúc, những lá trúc che ngang một khuôn mặt chữ điền => sự duyên dáng phúc hậu của con người hiền lành.
      • Nghệ thuật cách điệu hoá: trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, sau những hàng tre trúc, thấp thoáng có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng phúc hậu, dễ thương.

⇒ Cảnh và người tạo nên được sự hài hoà. Cảnh đẹp và người đôn hậu. Trong hoài niệm của nhà thơ, thôn Vĩ hiện lên thật đẹp, cảnh và người giao hòa nên thơ, nên họa.

  • Bưc tranh xứ Huế qua khổ 2
    • Khổ thơ tiếp theo đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hư ảo với hình ảnh thơ mộng: bến sông trăng và thuyền chở trăng. ("Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”)
    • Gió mây chia lìa đôi ngả để lại “dòng nước buồn thiu”. Nghệ thuật tu từ nhân hóa đã thổi vào khung cảnh một tâm trạng. Đó là thực tại xa xót của nhà thơ. Dường như nỗi ánh ảnh về một cuộc chia li vĩnh viễn với cuộc đời đã cho nhà thơ cảm nhận sự chia lìa trong những sự vật không thể chia lìa.
    • Tuy vậy, cảnh vẫn đẹp, vẫn thơ mộng trong cái nhìn đầy tâm tưởng của nhà thơ.
    • Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai……...tối nay?” đã bộc lộ nỗi mong chờ niềm hi vọng thiết tha cùng nỗi buồn man mác của nhà thơ → hai câu thơ bộc lộ khát vọng một tình yêu đằm thắm, kín đáo, tha thiết.

⇒ Tâm trạng nhân vật trữ tình: đợi chờ khắc khoải, da diết. Trong nỗi đợi chờ ấy, bức tranh thôn Vĩ đêm trăng vẫn vô cùng đẹp, đẹp đến nao lòng.

  • Khổ thơ cuối khép lại đưa người đọc vào một không gian hư ảo. Tuy tất cả đã rơi vào một cõi mờ sương nhưng đó vẫn là những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Chính bởi vậy mà nhà thơ vẫn hướng về với một tình yêu tha thiết, đắm say.
  • Đánh giá
    • Bài thơ đã khắc họa một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, đó là xứ Huế mộng mơ. Trong hoài niệm của nhà thơ, thôn Vĩ đã hiện ra như một áng mơ tuyệt diệu - thôn Vĩ của hoài niệm và của tình yêu với bao khát khao đau đớn.  
c. Kết bài
  • Nêu cảm nhận, cảm nghĩ của cá nhân về bức tranh xứ Huế
  • Những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình qua bức tranh xứ Huế

Bình Dương

4. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót xa và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Để nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Đây thôn Vĩ Dạ.

5. Một số bài văn mẫu về Đây thôn Vĩ Dạ

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau. Để cảm nhận được những tình cảm mà Hàn Mặc Tử gửi gắm vào bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247