Tôi yêu em - Pu-Skin - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Pu-skin

  • A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837).
  • Được sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát - xcơ - va.
  • Người đặt nền móng đầu tiên cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
  • Các sáng tác của Pu-skin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
  • Văn chương của Pu-skin là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
  • Tác phẩm tiêu biểu: “Tôi yêu em”, “Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin”, “Ru-xlan’’,  “Li-út-mi-la”, “Con đầm pích’’, ...

⇒ Nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và thế giới, được mệnh danh là: “Mặt trời của thi ca Nga”.

b. Tác phẩm Tôi yêu em

  • Hoàn cảnh sáng tác
    • Thời kì sống ở Xanh Pê-téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A. A. Ô-lê-nhia xinh đẹp.
    • Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời.
    • Năm 1829, bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.
  • Giá trị tác phẩm
    • Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình hay nhất của Pu-skin, nó như "viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga".
  • Ý nghĩa nhan đề
    • Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
    • Trong tiếng Nga “явас любил-Tôi yêu em” có thể dịch ra tiếng Việt là:
      •  Tôi yêu chị.
      •  Tôi yêu em.
      •  Tôi yêu cô.
      •  Anh yêu em.
    • Lựa chọn “Tôi yêu em” người dịch đã đạt được hai điều:
      • Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi, vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
      • Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.
  • Chủ đề bài thơ
    • Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người.
      • Con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm.
      • Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm- nhất là tình yêu đơn phương.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần một (bốn câu đầu): Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
    • Phần hai (câu 5 và câu 6): Thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng.
    • Phần ba (hai câu còn lại): Sự chân thành vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình.

1.2. Đọc- hiểu văn bản

a. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em phải bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

  • Hai câu đầu: 
    • Nhân vật trữ tình xưng “tôi” → Sắc thái trang trọng, vừa xa cách, vừa gần gũi. 
    • “Tôi yêu em”: Lời giãi bày, bộc bạch tình cảm chân thành, thiết tha.
    • “Ngọn lửa tình”: Hình ảnh ẩn dụ → Tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt.
    • Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hẳn”

⇒ Qua hai dòng thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.

  • Hai câu sau: Lí trí
    • “Nhưng” (quan hệ từ tương phản) → mạch thơ thay đổi đột ngột → tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc 
    • “Không”: quyết định chối bỏ dứt khoát.
    • Bận lòng”, “bóng u hoài”: sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.

→ Lí trí > < tình cảm

→ Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nửa.

⇒ Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.

b. Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

"Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen"

  • “Tôi yêu em” (điệp ngữ): →  khẳng định  tình  cảm với “em”.
  • Các trạng thái cảm xúc: 
    • “Âm thầm”: nỗi đau giữ kín trong lòng.
    • “Không hi vọng”: không còn niềm tin vào mối tình của mình nửa.
    • “Lòng ghen”: một thứ gia vị để khẳng định tình yêu mãnh liệt.
  • Nhịp thơ nhanh, dồn dập, nhiều chổ ngắt nhịp với những trạng từ chỉ thời gian “khi”, “lúc” → Sắc thái đa dạng trong tình yêu.

⇒ Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, dằn vặt trong tuyệt vọng, đau khổ.

c. Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình

"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"

  • “Tôi yêu em” : được lặp lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định tình yêu “tôi” dành cho “em”“chân thành, đằm thắm”.
  • “Cầu em ... em”: Lời cầu chúc chân thành, cao thượng và hàm chứa nhiều ý vị.
    • “Cầu”: giấu nỗi đau thương, xót xa, hờn ghen để nói lời chúc phúc chân thành.
    • "Như": So sánh → Khẳng định tình yêu chân thành, không bao giờ lụi tắt mà vẫn dạt dào, thủy chung, ... 

→ Biểu hiện của một nhân cách cao thưọng, vị tha; một tình yêu có văn hoá.

⇒ Bài thơ dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành. Nhưng lời từ giã cuối cùng lại trở thành lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chân thành, cao thượng → giá trị nhân văn sâu sắc.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn chân thành, mãnh liệt, nhân hậu
    • Nghệ thuật

      • Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng
      • Điệp khúc "Tôi yêu em" vừa sâu lắng vừa thiết tha lan tỏa toàn bài thơ
      • Chất thơ toát ra từ cảm xúc chân thành, nồng nàn, mãnh liệt

Ví dụ

Đề : Qua bài "Tôi yêu em", trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình yêu thời nay.

Gợi ý làm bài

  • Mở bài

    •  Giới thiệu tác giả: Được xem là "Mặt trời của thi ca Nga".
    • Đối với Puskin "tình yêu là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ đời ông". Cùng với "Gửi K", "Tôi yêu em" là một trong những tác phẩm thành công của Puskin ở đề tài này.
    • Đọc "Tôi yêu em", ta cảm nhận được một tình yêu chân thành, cao thượng nhưng cũng không kém phần sâu sắc mạnh mẽ. Bài thơ gợi cho người đọc góc nhìn khác về hạnh phúc trong tình yêu- thứ cảm xúc muôn thưỏ vẫn chi phối con người.
    • Liệu tình yêu của một người trung niên nơi đất nước Nga xa xôi hơn 2 thế kỷ trước và tình yêu của giới trẻ hiện nay có gì khác biệt?
  • Thân bài

    • Vài nét về bài thơ:
      • Xuất xứ: tập "Những bông hoa phương Bắc".
      • "Tôi yêu em" bắt nguồn từ những cảm xúc cụ thể chân thực mà Puskin đã trải qua nên đã thể hiện được sự tinh tế và độ sâu của tâm hồn.
      • Nội dung: Diễn tả một tình yêu vô vọng mang sắc điệu buồn; nhưng hơn cả vẫn là trái tim yêu mãnh liệt và cao thượng, nguyện gắng sức vì hạnh phúc của người con gái mình yêu.
    • Giải thích khái niệm tình yêu.
    • Tình yêu của giới trẻ hiện nay:
      • Tình yêu lãng mạn
        • Do ảnh hưởng từ sách báo, internet... hay trong chính sự phá triển của tâm hồn những bạn trẻ ~~> tình yêu thường đi đôi với sự lãng mạn ngọt ngào nhất
        • Tình yêu của Puskin cũng rất lãng mạn (những chi tiết thơ: "ngọn lửa tình"...). Nhưng ở giới trẻ, cách thể hiện sự lãng mạn thường phong phú và lắm sắc màu (dường như "loè loẹt" hơn)
      • Nhịp sống vội vã xô bồ → Yêu vội sống cuồng. 
        • Tình yêu giống như cây non, cần được chăm sóc, nuôi nấng với sự kiên trì cao, vì trong tình yêu bao giờ cũng có thử thách. Nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay đến với tình yêu không như thế. Họ yêu theo cơ chế mì ăn liền.
        • Nếu Puskin đã phải đau đớn như thế, dằn mình như thế vì một mối tình vô vọng trong một khoảng thời gian vô định thì những bạn trẻ ngày nay thường lao vào một mối tình sét đánh, mau bắt đầu, mau kết thúc, chia tay.... và lặp lại cái chu trình ấy
      • Trách nhiệm đối với tình yêu:
        • Tình yêu được cấu thành từ sự đồng điệu, giao cấu hai tâm hồn. Tình yêu cho con người những cảm xúc ngọt ngào đến ngây ngất nhưng cũng lắm bao đăng cay chua xót → Đòi hỏi trách nhiệm với người mình yêu
        •  Các bạn trẻ có ý thức tốt thì đều nhận biết được điều này
        • Một số trường hợp khác: quan hệ tình dục trước hôn nhân, lối sống chung, sống thử → Xuất phát từ tình cảm không nghiêm túc, thiếu tình thần trách nhiệm
      • Kết đoạn 
        • Nhận xét chung về xu hướng tình yêu giới trẻ hiện nay.
  • Kết bài

    • Kết vấn đề.
    • Suy nghĩ của bạn về vấn đề.
    • Tình yêu của Puskin có phải một thứ tình cảm lỗi thời già cỗi hay còn lắm điều để thế hệ sau phải suy ngẫm?

3. Soạn bài Tôi yêu em

Bài thơ “Tôi yêu em” là một điệp khúc tình yêu với những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả. Để dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được những nội dung kiến thức cần đạt, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Soạn bài Tôi yêu em.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tôi yêu em

Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh. Khi xưng tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này. Để nắm vững kiến thức cũng như viết hoàn thành bài làm văn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247