Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn Lớp 11 SGK Cũ Tuần 29 Ngữ Văn 11 Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh - Ngữ văn 11

Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Phan Chu Trinh

  • Phan Chu Trinh (1872-1926), Tự: Từ Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
  • Quê quán: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, Quảng Nam.
  • Gia đình:
    • Cha: Phan Văn Bình làm quân sơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương.
    • Mẹ: Lê Thị Trung, là con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán.
  • Con người:
    • Ông là nhà nho, nhà chiến sĩ yêu nước và cách mạng tiêu biểu nhất trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX.
    • Chủ trương cứu nước: lợi dụng chiêu bài "khai hóa" của Pháp để đấu tranh hợp pháp, cải cách xã hội → ảo tưởng nhưng đáng khâm phục.
    • Năm 1908 ông bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, ba năm sau được thả tự do rồi sang Pháp.
    • Năm 1925 trở về Sài Gòn, diễn thuyết vài lần rồi ốm nặng, mất ngày 24-3-1926.
    • ⇒ Là nhà cách mạng của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
  • Sự nghiệp sáng tác
    • Sáng tác cả chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ.
    • Văn chính luận: có tính hùng biện, có lập luận đanh thép.
    • Thơ ca: dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào.
    • Các sáng tác chính: "Đầu Pháp chính phủ thư" (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907, 1922),...
    • ⇒ Văn thơ thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

b. Tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta

  • Phần III của bài "Đạo đức và luân lí Đông Tây", được diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn.
  • Thể loại: Văn bản diễn thuyết (Văn chính luận).
  • Bố cục: 3 phần.
    • Phần 1: (Từ đầu đến "từ lâu rồi"): ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm về luân lí xã hội.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "cũng vì thế"): tác giả trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân mà luân lí xã hội ở Việt Nam hiện thời chưa có.
    • Phần 3: (Còn lại): giải pháp để có luân lí xã hội ở nước ta.
    • Mạch diễn giải: Hiện trạng chung → biểu hiện cụ thể, nguyên nhân → giải pháp.
      • ​⇒ chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục.
    • Chủ đề tư tưởng: Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội vào nước ta để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục tiêu giành độc lập.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Phần 1: Nêu hiện trạng đất nước và khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội.

  • Khái niệm luân lí xã hội: chân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia và cả thế giới nữa.
  • Luân lí xã hội phương Tây phát triển qua 3 giai đoạn: gia đình, quốc gia và xã hội.
  • Cách vào đề:
    • Khẳng định: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.
    • So sánh luân lí xã hội nước ta với quốc gia luân lí ở phương Tây nhằm nêu rõ: So với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều, nên đạo đức, luân lí cũng không còn.
    • ⇒ Cách đặt vấn đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.
  • Bác bỏ những chuyện vô bổ:
    • Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho xã hội luân lí được nên không cần cắt nghĩa.
    • Học thuyết của Nho gia bị hiểu sai lệch.
    • ⇒ tránh hiểu nhầm và xuyên tạc khái niệm luân lí xã hội.
  • Cách lập luận:
    • ​Vận dụng thao tác lập luận so sánh, bác bỏ
    • Từ ngữ có ý nghĩa khẳng định, mạnh mẽ.
    • Giọng điệu dứt khoát, hùng hồn.
    • Trình bày theo cách diễn dịch.
    • ⇒ Tư duy nhạy bén, sắc sảo của tác giả.

b. Phần 2: Hiện trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội

  • Luân lí xã hội ở Âu châu, Pháp và ở Việt Nam
Bên Âu châu, bên Pháp Bên ta

- Rất thịnh hành và phát triển.

- Dẫn chứng: "mỗi khi... mới nghe".

- Nguyên nhân: có đoàn thể, công đức (có ý thức sẵn sàng làm việc chung...), có ăn học (văn hóa), biết nhìn xa trông rộng,...

- Không hiểu, chưa có ý niệm, điềm nhiên như kẻ ngủ (thờ ơ, tê liệt).

- Dẫn chứng: "người mình thì phải ai tai nấy... đến mình".

- Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém.

  • So sánh nước Việt Nam:
Ngày xưa Ngày nay
- Cha ông mình ngày xưa cũng biết đoàn thể, biết công ích. - Trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì.

⇒ Khẳng định xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở phương Tây thì ở nước ta ngày nay dân ta chưa có ý niệm gì. (nguyên nhân mất nước).

  • Nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội
    • ​Dân ta "phải ai tai nấy, ai chết mặc ai", sợ sệt, ù lì không biết đoàn thể, không trọng công ích;
    • "Bọn học trò ham quyền tước, bả vinh hoa" → giả dối, nịnh hót → phá tan đoàn thể của quốc dân.
    • Bọn vua quan phong kiến mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham.
    • Người này đối với kẻ kia đều theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo quỵ lụy, dựa dẫm.
  • Nghệ thuật
    • ​Xưng hô: bọn học trò, kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen, bọn quan lại, bọn thượng lưu, đám quan trưởng, lũ ăn cướp có giấy phép...
    • Hình ảnh gợi tả, lối ví von: kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, lũ ăn cướp có giấy phép...
    • Sử dụng các câu cảm thán, lặp cú pháp: "Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý!"
  • Thái độ của tác giả:
    • ​Căm ghét cao độ, phủ định triệt để chế độ vua quan chuyên chế → muốn xóa bỏ.
    • Mỉa mai, châm biếm giai cấp thống trị.
    • Đau xót, cảm thông với tình trạng người dân cực khổ, bị áp bức và vận mệnh dân tộc.
    • ⇒ Phẩm chất trung thực, bản lĩnh cứng cỏi, lòng yêu nước của người hết lòng vì sự nghiệp duy tân đất nước, vì dân chủ và tiến bộ xã hội.

c. Phần 3: Giải pháp

  • Muốn độc lập, tự do → có đoàn thể, có tổ chức → truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa (dân chủ) trong nhân dân.
  • ⇒ Giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục → thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và ước mơ về một tương lai tươi sáng cho nước nhà.
  • Nghệ thuật:
    • ​Cách kết hợp yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm:
      • ​Yếu tố nghị luận:
        • ​Cách lập luận chặt chẽ, logic;
        • Chứng cứ cụ thể, xác thực;
        • Giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn;
        • Dùng từ, đặt câu chính xác đạt hiệu quả nhận thức cao.
      • Yếu tố biểu cảm:
        • ​Sử dụng câu cảm thán; câu mở rộng thành phần;
        • Cụm từ thể hiện tình đồng chí, đồng bào sâu nặng: người nước ta, người mình...
        • Lời văn nhẹ nhàng, tự tốn: là vì người ta có đoàn thể...
        • → Lập luận có sức thuyết phục, tác động mạnh cả nhận thức và tình cảm của người nghe, người đọc.
  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Kết hợp các yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm.
      • Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
    • Nội dung

      • Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

2. Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta

Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây do Phan Châu Trinh viết và diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Nội dung đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng dân chủ. Để nắm được những kiến thức cần đạt, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Về luân lí xã hội ở nước ta.

3. Một số bài văn mẫu về Về luân lí xã hội ở nước ta

Thông qua văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh đã thể hiện một tầm nhìn xa rộng và những suy nghĩ sắc sảo khi vạch ra thực trạng cùng giải pháp truyền bá luân lí xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn kết để tiến đến sự nghiệp giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam. Để nắm vững kiến thức và viết bài văn phân tích, cảm nhận về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247