I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Điền nội dung thích hợp vào ô trống.
Trả lời:
Cách phát triển từ vựng:
- Phát triển về nghĩa.
- Phát triển về số lượng từ ngữ:
+ Tạo từ ngữ mới
+ Vay mượn tiếng nước ngoài.
Bài tập 2
Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ như dưa (chuột), (con) chuột (một bộ phận của máy vi tính).
Phát triển từ vựng bàng hình thức tâng số lượng các từ ngữ:
- Cấu tạo thêm từ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi .
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-net, côta, (bệnh dịch) sars.
Bài tập 3 :
Nếu không có phát triển nghĩa của từ thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa. Chuyện đó không bao giờ có. Bởi vì bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới cùng đều phát triển theo các hình thức đã nêu trên sơ đồ. Có như thế mới đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày một tăng của người bản ngữ.
II. TỪ MƯỢN
1. Ôn lại khái niệm từ mượn
Trả lời:
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.
2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau.
Trả lời:
Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
3. Những từ như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,...
Tuy là từ vay mượn nhưng đến nay đã được Việt hóa hoàn toàn, về âm, nghĩa và cách dùng chẳng có gì khác với từ thuần Việt. Còn các từ axit, ti vi, ra đi ô , vitamin... là từ mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai chưa được Việt hóa hoàn toàn.
III. TỪ HÁN VIỆT
1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt
Trả lời:
Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.
2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau.
Trả lời:
Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Bài tập 1
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản, kĩ thuật, công nghệ.
- Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.
Bài tập 2
Thời đại chúng ta đang sống là một thời đại khoa học, kl thuật và công nghệ phát triển như vũ bão và có ảnh hưởng mãnh mẽ đến dời sống vật chất lẫn tinh thần cửa con người. Dân trí ngày một được nâng cao trình độ nhu cầu giao tiếp và mủ mang kiến thức, kiến văn của mọi người ngày một phát triển. Tât nhiên, trong tình hình như thê thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trơ nên quan trọng hơn.
3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:
Trả lời:
- Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …
- Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…
- Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…
V .TRAU DỒI VỐN TỪ
Bài tập 1
- Rèn luyện để biết đầy đủ yà chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi vốn từ của mỗi cá nhân.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng là việc làm thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
Bài tập 2
Giải thích nghĩa các của các từ ngữ:
Bách khoa toàn thư: Từ điển ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên nước mình.
Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (động từ): bản thảo đưa cho người có trách nhiệm thông qua (danh từ).
Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
Bài tập 3. Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a.
- Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.
- Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.
b.
- Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.
- Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.
c.
- Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.
- Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.
Copyright © 2021 HOCTAP247