Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn Lớp 11 SGK Cũ Tuần 31 Ngữ Văn 11 Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) - Ngữ văn 11

Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

a. Các phương tiện diễn đạt

  • Về từ ngữ 
    • Sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, bình đẳng, đồng bào, tự do...
  • Về ngữ pháp
    • Câu thường có kết cấu chuẩn mực gần với kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu sau...) các câu liên kết với nhau một cách chặt chẽ 
      • Thường sử dụng kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết: Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đã... 
      • Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ (Nguyên nhân kết quả, nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích) 
  • Về biện pháp tu từ
    • Sử dụng biện pháp tu từ khá nhiều giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn, truyền cảm, thuyết phục. 
    • Ở dạng nói: chú trọng đến phát âm, đến cách diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc.

b. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Tính công khai về quan điểm chính trị 
    • Tính công khai về quan điểm chính trị: rõ ràng, công khai về quan điểm, không mơ hồ, úp mở. 
    • Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý, dễ làm người đọc (nghe) nhầm lẫn quan điểm
  • Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận
    • Lập luận chặt chẽ, logic.
    • Luận điểm, luận cứ được sắp xếp logic, phối hợp hài hòa, mạch lạc.
    • Dùng nhiều từ ngữ liên kết: để, mà, với, và, tuy nhiên, nhưng...
  • Tính truyền cảm và thuyết phục 
    • Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, dễ thuyết phục 
    • Thể hiện: hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết. Đi từ trái tim đến khối óc.

Ví dụ

Đề bài: Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài

  • Là một người dân của một đất nước độc lập, ta đã tìm, đọc, hiểu được rằng tự do và độc lập đã phải đổ xương máu bao thế hệ thế và còn hơn thế nữa.
  • Là dân nước nô lệ đi tìm đường cứu nước, nhiều lần chứng kiến tội ác dã man của Chủ nghĩa Thực dân đối với đồng bào mình và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, người thấy rõ một dân tộc không có quyền bình đẳng vì dân tộc đó mất độc lập, tự do.
  • Muốn có bình đẳng dân tộc thì các dân tộc thuộc địa phải được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân. Nên độc lập dân tộc phải thể hiện ở 3 điểm sau:
    • Dân tộc đó phải được độc lập toàn diện về chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và quan trọng nhất là độc lập về chính trị.
    • Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia phải do người dân nước đó tự quyết định.
    • Nền độc lập thực sự phải được thể hiện ở cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân.
  • Vì thế, nền độc lập của Việt nam phải theo nguyên tắc nước Việt nam của người Việt Nam, mọi vấn đề về chủ quyền quốc gia phải do người dân Việt Nam tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài.
  • Quyền độc lập, bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, quý giá nhất và bất khả xâm phạm. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là lẽ sống, là triết lý Cách mạng Hồ Chí Minh và của dân tộc VIệt Nam. Đó cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp bức, đấu tranh cho một nền độc lập tự do, thống nhất đất nước, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của người dân.

3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Để nắm vững các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận, các em có thể tham khảo bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo).

Copyright © 2021 HOCTAP247