Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa”

Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa

Hướng dẫn giải

Bài tham khảo 1 :

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị kể về cuộc sống của những con người trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong đó tác giả làm toát lên vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên làm nhiệm vụ trên núi cao và khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng; những trang viết mộc mạc, chân thực của Nguyễn Thành Long đã khiến cho trái tim người đọc thổn thức, chộn rộn. Hình ảnh anh thanh niên được khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn đối với những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Anh thanh niên không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi anh là “anh thanh niên”, có lẽ đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Qua ngòi bút của Nguyễn Thanh Long, anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây.

Trước hết anh là một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khan để hoàn thành công việc được giao.Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “sống một mình trên đinh Yên Son cao 2600m, bốn bể chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Với một vài chi tiết đó, chúng ta đã hình dung được cuộc sống buồn chán, tẻ nhạt của anh.Một người đang ở độ tuổi sung sức nhưng lại sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ để mang lại sự ấm no, hạnh phúc. Chi tiết bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng hoàn toàn đúng với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự bình lặng, êm đềm của công việc là tâm thế bình tĩnh, lòng nhiệt huyết và yêu nghề sâu sắc.  Đây chính là đức tính đáng quý của anh thanh niên trong mắt mọi người.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người đáng kính, anh không ngại khó khăn, thử thách vẫn dẫn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. Bởi với anh đó chính là lẽ sống.  Anh đã tự tìm thú vui cho bản thân mình trong những quyển sách. Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người trẻ cần phải học tập. Đó chính là việc không được chùn bước, phải luôn ngẩng cao đầu và nhiệt huyết hết mình với công việc.

Khi con người ta sống một mình quá lâu, thường thì sẽ rơi vào cảm giác cô đơn đến cùng cực, sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người. Ấy vậy mà anh lại rất khát người “thèm người”. Chính đức tính này đã tạo nên lòng hiếu khachsm muốn san sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi có người đến đây chơi. Tấm lòng này đã để lại trong lòng ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh đã hồ hởi kể về cuộc sống của mình, về đồng nghiệp, về nét đẹp của Sa Pa trầm lặng.

Anh thanh niên đã lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ cũng như gói trà cho ông họa sỹ già. Tất cả những cử chỉ ân cần đó khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Theo mạch kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên còn là một người rất khiêm tốn. Mặc dù công việc vất vẻ, khó nhọc nhưng anh không bao giờ kêu than hay tự hào về mình điều gì hết. Anh luôn thấy mình nhỏ bé trước người khác, đặc biệt là hành động ông họa sỹ đòi phác họa chân dung thì anh đã bảo “bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới thiệu cho bác một người xứng đáng hơn”. Đây chính là một tinh thần rất đáng quý và đáng học tập cho thế hệ trẻ.

Như vậy với cốt truyện nhẹ nhàng, tinh cảm nhưng Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng người đọc về xúc cảm về hình ảnh một con người hi sinh thầm lặng ở một nơi hoang vắng. Chúng ta càng thêm trân trọng hơn những con người đang ngày đêm vì đất nước

Copyright © 2021 HOCTAP247