Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. Kể về cuộc chia tay giữa ba người : ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
b. - Người kể là tác giả, không phải là một trong ba nhân vât.
- Chuyện được kể bằng ngôi thứ ba (anh thanh niên - anh; cô kĩ sư - cô gái - cô; nhà hoạ sĩ - người hoạ sĩ già); nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi”.
c. Lời nhận xét của người kể chuyện về sự việc, về cô kĩ sư trẻ và suy nghĩ của cô.
d*. Người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc,.. căn cứ vào :
+ Chủ thể đứng ra kể câu chuyện
+ Đối tượng được miêu tả
+ Ngôi kể
+ Điểm nhìn và lời văn.
Hướng dẫn Soạn Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. - Trong đoạn trích này, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện, xưng "tôi" là nhân vật - cậu bé. Kể theo ngôi thứ nhất - "tôi".
- Ưu điểm: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn tâm trạng, cảm nhận của nhân vật.
- Hạn chế : Người kể là "tôi" cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể, bị hạn chế về không gian, thời gian, sự việc.
b. Kể theo điểm nhìn của cô gái:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Tôi ngượng ngùng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt tôi từ biệt. Tôi chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
- Chào anh.
Copyright © 2021 HOCTAP247