Truyện ngắn chiếc lược ngà là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966. Hãy .com tìm hiểu tác phẩm qua bài Soạn bài chiếc lược ngà.
Chiếc lược ngà ân tình
Câu 1: Trang 202 SGK văn 9
- Tóm tắt đoạn trích: Sau những tháng năm xa nhà đi kháng chiến biền biệt, mãi đến khi con gái lên 8 ông mới trở về thăm nhà. Niềm háo hức, bồn chồn, rộn rã khi sắp được gặp con của ông bị dập tắt khi bé Thu không nhận ra người cha vì vết sẹo trên mặt. Em thấy ông không giống như người chụp trong bức ảnh gia đình vì vậy Thu đối xử với ông Sáu nhưu người dưng xa lạ. Đến khi bé nhận ra cha, tình cha con bừng tỉnh trong bé Thu thì cũng chính là lcs ông Sau phải tạm biệt gai đình để trở lại chiến trường. Ở khu căn cứ, ông đã làm một chiếc bằng ngà voi, chiếc lược chất chứa những tình yêu thương của người cha dành cho con gái bé bỏng trong đó, những tình cảm yêu mến, nhớ thương được ông đưa vào từng chi tiết chiếc lược. Trong một trận càn quét của địch, trước lúc nhắm mắt ông cũng đã kịp trao cây lược cho người bạn đưa về cho cô con gái nhỏ bé của ông.
- Những tình huống bất ngờ trong truyện ngắn:
+ Tình huống bé Thu không chịu nhận ba vì anh Sáu lên đường đi kháng chiến khi Thu mới một tuổi, xa nhà 8 năm ông mới có dịp trở về mang một vết sẹo trên mặt nên Thu đã không chịu nhận ba. Đến lúc bé nhận ra và gọi anh bằng tiếng ba đầy thiêng liêng thì cũng là lúc anh lại phải lên đường làm nhiệm vụ mới
+ Khi đi anh hứa sẽ mang về tặng cho một chiếc lược nhưng chiếc lược hoàn thành thì cũng là lúc anh hy sinh, anh chỉ kịp trao lại chiếc lược cho người bạn để đưa về cho con gái nơi quê nhà.
Câu 2: Trang 202 SGK văn 9
- Diễn biến tâm lí, hành động bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là xem ông Sáu như người xa lạ. Con bé luôn tỏ ra ương bướng, bướng bỉnh khi nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng tiếng ba, mỗi lần ăn cơm hay nói gì với anh Sáu, Thu đều nói trống không "Vô ăn cơm", "cơm chín rồi", "cơm sôi rồi, nhão bây giờ". Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được Thu là đứa bé mạnh mẽ, cá tính xen lẫn sự hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ của một đứa bé
- Diễn biến tâm lí, hành động bé Thu sau khi nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo của ba, Thu đã day dứt, ân hận vô cùng. Lúc anh Sáu chuẩn bị ra đi lên đường ra chiến trường, sau lời chào của ba, những tình cảm dồn nén trong Thu bống òa lên thành tiếng gọi "Ba...a...a...ba". Thu đã chạy lại ôm hôn anh và hôn cả vết thẹo in hằn trên gương mặt anh, con bé còn bám chặt người ba như sợ ba đi mất. Ở đây, Thu là người sống rất tình cảm, một đứa bé biết suy nghĩ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật từ khi nahan vật bé Thu hoảng sợ, lạnh lùng đến trầm ngâm, suy nghĩ hi nghe bà giải thích và tình yêu thương ba vỡ òa, bùng nổ đã thể hiện tác giả đã rất am hiểu tâm lý trẻ em, tinh tế trong cách nhìn diễn biến tình cảm của trẻ mới có thể miêu tả được tâm lí nhân vật bé Thu thành công, chân thực được như thế.
Câu 3: Trang 202 SGK văn 9
- Tình yêu thương con vô bờ, sâu sắc của ông Sáu đối với con: Nôn nóng khi gặp con, khao khát được nghe tiếng con gọi "Ba", nỗi ân hận, day dứt khi ông đã quá nóng giận mà đánh con rồi đến lời dặn của con gái muốn ba mua chiếc lược ngà đã thôi thúc ông ngày đêm tìm kiếm và làm nên chiếc lược ngà cho con.
- Bên cạnh tình yêu thương con, yêu gia đình vô bờ, ông còn là một người cán bộ cách mạng cao đẹp, sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc cần với một tình yêu quê hương, đất nước thiết tha
- Hình ảnh chiếc lược nagf không chỉ ẩn chứa tình cha con thắm thiết, tình yêu thương con da diết, sâu nặng mà còn gợi đến nỗi đau của chiến tranh, chính chiến tranh đã làm nên đau thương, mất mát cho bao con người, bao ngôi nhà, nhwungx người vợ mất chồng, nhwungx nguwoif con mãi mãi không còn được gặp ba như bé Thu.
Câu 4: Trang 202 SGK văn 9
- Người kể chuyện chọn ngôi thứ nahats qua lời kể nhân vật "tôi" chính là người bạn thân thiết của ông Sáu.
- Cách kể chuyện nhưu vậy đã tạo nên tính khách quan, chân thực cho câu chuyện đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến tranh
Mong rằng bài viết soạn bài chiếc lược ngà sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc!
Copyright © 2021 HOCTAP247