Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Khởi ngữ là "Còn mắt tôi"; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các thành phần biệt lập trong câu:
a. Thật đấy là thành phần tình thái để xác nhận điều được nói đến trong câu.
b. may là thành phần tình thái, dùng để bộc lộ thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các từ ngữ in đậm được sử dụng bởi phép liên kết và tác dụng của chúng :
a. - Phép lặp :
+ giống → liên kết câu 1 với câu 2.
+ ba con già, già, ba con → liên kết câu 2 với câu 3.
- Phép thế vậy → liên kết câu đó với toàn bộ nội dung các câu trước của đoạn trích.
b. Phép nối (Thế là) → liên kết nội dung toàn đoạn.
Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ
- Phép thế: Sa Pa - đấy.
Câu 5 (trang 156 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em.
- Liên kết nội dung : liên kết chủ đề, liên kết lôgic.
- Liên kết hình thức : phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 6 (trang 156 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
a. Câu chứa hàm ý:
Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b. Nội dung hàm ý : Ngài phải cúi đầu (luồn cúi) trước quan trên, hách dịch trước dân đen. (con người hai mặt) → ý chế giễu.
c. Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.
Copyright © 2021 HOCTAP247