Đọc chương 9 tập Thời thơ ấu, dõi theo hành trình của cậu bé Pê-scốp, lòng chúng ta xôn xao rung động trước vẻ đẹp một tâm hồn thơ bé. Tình bạn, tình yêu bà của bé A-li-ô-sa Pê-scốp nhiều rung động, chứa chan. Hãy .com tìm hiểu tác phẩm Những đứa trẻ
I. Lỗ Tấn - Nhuận Thổ thuở lên mười; Hoàng (cháu của Lỗ Tân, Thủy Sinh (con trai thứ năm của Nhuận Thổ) đã cho chúng ta thấy tình cảm trong sáng, vô vị lợi của tuổi thơ. Nay, người đọc lại có cảm xúc dạt dào trước thứ tình cảm ấy của chú bé A-li-ô-sa và ba đứa con của ông đại tá già trong đoạn trích Những đứa trẻ của nhà văn Nga nổi tiếng Mác-xim Go-rơ-ki.
II. Đoạn trích có sáu nhân vật: hai người già, bốn đứa trẻ. Còn những nhân vật khác như người dì ghẻ, mụ phù thủy... thì chỉ “thấp thoáng” mà thôi. Nhân vật già thứ nhất là bà ngoại của A-li-ô-sa. Bà là người thường kể chuyện cổ tích cho A-li-ô-sa nghe. Nhờ đó, A-li-ô-sa kể lại cho ba đứa kia nghe, và gặp chỗ nào quên thì cậu "chạy về hỏi lại bù". Có thể nói bà là nguồn vui của bốn cậu bé. là người đã làm cho “thằng lớn thỏ dài và nói:
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...
Có thể nói bà là người giúp những đứa trẻ xích lại gần nhau, trong lúc ông đại tá già lại quá khắt khe với con cái, biến chúng thành “những con ngỗng ngoan ngoãn", và dữ dằn đối với A-li-ô-sa khi nắm chặt lấy vai lôi cậu bé ra khỏi cổng và ra lệnh: “Cấm không được đến nhà tao!".
Người ta thường bảo tuổi thơ là tuổi vàng. Tuổi vàng là tuổi mà vàng không ngự trị. Bốn đứa trẻ này muốn sống theo ý nghĩa đó nhưng bị người lớn cấm đoán dù hai gia đình sống gần bên nhau. Không có bạn cùng chơi nên A-li-ô-sa tìm vui với thú bắt chim. Còn ba đứa con của ông đại tá già khi thì thui thủi trên chiếc xe trượt tuyết, lúc thì chơi trốn tìm ... Một hôm, ba anh em con nhà đại tá già chơi trò đó. Thằng em út nhảy vào chiếc gàu đang treo trên miệng giếng nên bị rơi xuống dưới sâu. Trong lúc hai thằng anh đang luống cuống thì A-li-ô-sa đã nhảy từ cành cây bên vườn nhà mà cậu thương trèo lên để nhìn bọn chúng vui đùa cùng nhau giúp kéo sợi dây gàu, cứu được thằng em út. Nhờ vậy mà chúng cảm mến nhau, khao khát được nói chuyện và vui đùa với nhau. Bức tường ngăn cách do người lớn dựng lên đã bị tình bạn trong sáng của tuổi thơ phá vỡ!
Tuổi thơ luôn yêu mến sự chân thật. Câu nói “về nhà hỏi trẻ” chẳng là kinh nghiệm đã được đúc kết từ đặc tính ấy của tuổi thơ sao! Sau vụ cứu đứa em út bị té giếng, suốt cả tuần. A-li-ô-sa “không thấy ba anh em nhà ấy ra sân chơi". Mong được gặp gỡ, đó là sự thật đầu tiên xuất hiện trong lòng bọn trẻ. Không mong gặp gỡ thì sao lại trèo lên cây nhìn qua, sao lại nhìn lên cây, rồi “gọi, giọng thân mật", khác với những lần trước? Chính sự thật đầu tiên này khơi nguồn cho những sự thật khác tuôn ra từ bọn trẻ: sự thật bị bố, ông ngoại đánh đòn, sự thật bắt chim để vui chơi, sự thật mất mẹ, và sự thật thích nghe truyện cổ tích. Qua đoạn đối thoại của bốn đứa trẻ khi bọn chúng gặp lại nhau trên cái xe trượt tuyết cũ đặt trong nhà kho, người đọc nhận ra một sự thật không giống nhau: A-li-ô-sa thì được bà thương, thường được bà kế chuyện cổ tích cho nghe, còn ba đứa trẻ thì sống với mụ dì ghẻ. Có lẽ mụ dì ghẻ chẳng thương yêu gì ba đứa trẻ nên khi nhắc tới thì “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại... Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con".
Người đọc cảm thấy se lòng khi tưởng tượng ra cảnh côi cút từ tài miêu tả, từ nghệ thuật so sánh đó. Bản thân của A-li-ô-sa cũng đang sống côi cút như ba đứa trẻ kia. Bố đã mất, mẹ thì còn nhưng đã đi lấy chồng khác. A-li-ô-sa khao khát tình mẹ. Bói vậy mà lúc gặp nhau, A-li-ô-sa đã hỏi:
- Thế các cậu có mẹ không?
Một câu hỏi tưởng như ngây ngô nhưng kì thực rất gần gũi, rất thiêng liêng đối với cậu bé. Và khi đã được nghe anh em con nhà đại tá già trả lời thì A-li-ô-sa lại thấy thương yêu bọn chúng nhiều hơn, "kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện" do bà kể. Rồi cậu bị ông đại tá già nắm chặt vai lôi ra khỏi cửa, và cấm không được đến nhà. Khao khát được gặp gỡ và trí thông minh của tuổi thư đã vô hiệu hóa sự câm đoán đó. Go-rơ-ki đã kể lại:
"Trong một ngách hẹp giữa bức tường nhà tôi và hàng rào nhà Ốp-xi- an-ni-cốp có một cây du, một cây bồ đề và một bụi hương mọc rậm rạp. Nấp sau bụi cây đó, tôi khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào...".
Ớ nơi kín đáo ấy, qua “lỗ hổng hình bán nguyệt” ấy, bọn trẻ đã gặp gõ nhau, thể hiện tình thương mến thật chân tình, khôn khéo và thận trọng bằng cách "Một đứa trong số ba anh em chúng phải luôn đứng cạnh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi". Thế mới biết tuổi thơ bao giờ cũng sự người lớn nhưng cũng biết dùng trí để qua mặt người lớn, nhất là khi chúng biết người lớn chỉ biết áp đặt, không quan tâm đến đời sống tình cảm, đời sống hoạt động thường ngày để giúp chúng lớn khôn thêm.
Phân tích đoạn văn Những đứa trẻ trong tác phẩm thời thơ ấu
III. Quả thật, trí nhớ và cách viết của Go-rơ-ki qua đoạn văn trích thật liền mạch. Chuyện đời thường được kể khá chi tiết, kể cả việc miêu tả hình dáng và tính cách của nhân vật. Mà đời thương của tuổi thơ ngoài tình thương gia đình, học tập,... còn có chuyện cổ tích. Chuyện cổ thường kể về cuộc đời của những đứa trẻ mất mẹ sống vơi mụ dì ghẻ phù thủy độc ác,... Với tài kể chuyện như thế, Thời thơ ấu của nhà văn đã trở thành tác phẩm văn chương!
Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
Copyright © 2021 HOCTAP247