Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Khởi ngữ Soạn bài Khởi ngữ đầy đủ nhất - Ngữ văn 9 tập 2

Soạn bài Khởi ngữ đầy đủ nhất - Ngữ văn 9 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Khởi ngữ trong chương trình Ngữ văn lớp 9, .com xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Khởi ngữ đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây!

khởi ngữ

Xem thêm Các thành phần biệt lập

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

1. Khái niệm

Khởi ngữ là thành phần biệt lập trong câu, đứng trước chủ ngữ của câu để nói lên đề tài của câu.

Các quan hệ từ được dùng khi sử dụng khởi ngữ: về, đối với....

2. Tác dụng của khởi ngữ

- Khởi ngữ có 2 tác dụng chính sau đây:

+ Nhấn mạnh điều sắp được nói đến trong câu

+ Nêu chủ đề của toàn bộ nội dung đằng sau.

Nếu như khởi ngữ có trách nhiệm đảm nhận một đơn vị và bộ phận ở trong câu thì nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, tập trung vào điều được nói đến

Còn nếu khởi ngữ được dùng như một thành phần phụ, có thể lược bỏ đi thì nó không mang ý nghĩa nhấn mạnh mà chỉ nêu ra cho người đọc biết vấn đề sắp được nói đến

Tóm lại, tùy thuộc vào cách sử dụng khởi ngữ và hoàn cảnh đặt khởi ngữ thì ta mới có thể xác định được đúng tác dụng cũng như chức năng mà nó đem lại.

Việc sử dụng khởi ngữ không khiến câu trở nên rắc rối, phức tạp, nó chỉ là một thành phần được thêm vào nhằm tăng tính hiệu quả cho câu nói, hoặc có vai trò quan trọng như các thành phần khác trong câu.

3. Những ví dụ về khởi ngữ

- Ví dụ có sử dụng từ nối "về":

+ Về lĩnh vực toán học, bạn Minh là người nắm rất sâu kiến thức

+ Về khả năng, cô Nga có đầy đủ để giảng dạy học sinh

- Ví dụ có sử dụng từ nối "đối với":

+ Đối với mỗi chúng ta, việc học là vô cùng quan trọng

+ Đối với vấn đề được phản ánh trong cuộc họp, Tổng giám đốc sẽ cân nhắc kĩ càng và đưa ra kết luận cho toàn thể mọi người được biết.

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

Câu 1 (Trang 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

a) Chủ ngữ trong câu cuối của đoạn văn là từ anh thứ hai (không phải từ anh thứ nhất).

b) Chủ ngữ của câu này là từ tôi.

c) Chủ ngữ của câu này là từ chúng ta.

Như vậy, các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ của các câu trên. Các từ ngữ đó nêu đề tài được nói đến trong câu và thường đứng trước chủ ngữ.

Câu 2 (Trang 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Theo như nội dung về những từ liên kết để tạo ra khởi ngữ, ta có thêm từ "về" hay "đối với" vào trước chủ ngữ của các câu văn.

Chẳng hạn: câu a, b có thể thêm về; câu c có thể thay bằng từ đối với.

II. Luyện tập

Câu 1 (Trang 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Các khởi ngữ trong các câu đã cho là: 

a) “Điều này” 

b) “Đối với chúng mình”

c) “Một mình”

d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” 

Câu 2 (Trang 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

a) Vị ngữ trong câu này là từ "làm bài"

b) Từ “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu

Câu 3 (Trang 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

– Làm bài, anh ấy thật cẩn thận

– Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Thông qua phần soạn bài Khởi ngữ, hy vọng đây sẽ là phần Soạn bài Khởi ngữ đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

Tham khảo thêm >>> Soạn bài Khởi ngữ Ngắn gọn | Soạn văn 9 Ngắn nhất

Copyright © 2021 HOCTAP247