Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Phép phân tích và tổng hợp Tổng quát về kiểu bài phân tích tác phẩm văn học

Tổng quát về kiểu bài phân tích tác phẩm văn học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.    Khái niệm: Phân tích một tác phẩm văn học là tìm hiểu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (giá trị, tác dụng và hạn chế - nếu có), đặt trong mối liên hệ gắn bó với tác giả với hoàn cảnh xã hội.
2. Cách làm kiểu bài phân tích tác phẩm văn học
Bài viết phân tích văn học phản ánh kết quả phân tích và cách phân tích nhưng không có nghĩa là đóng khuôn theo trình tự phân tích. Tùy theo yêu cầu truyền cảm, thuyết phục, bài phân tích có thể có nhiều cách tổ chức khác nhau. Sau đây là một số bước chính khi làm bài.
a)    Tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Trước khi phân tích một tác phẩm văn học, người làm bài phải nêu lên dựa một vài nét về tác giả, xuất xứ của tác phẩm, hoặc hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Đây là những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến nội dung của tác phẩm.
b)         Phân tích trực tiếp tác phẩm.
Phương pháp tốt nhất để làm kiểu bài này là phương pháp: tổng - phân (phân tích từng phần, từng khía cạnh, từng mặt, từng chi tiết, hình ảnh... trong tác phẩm) - hợp (tổng hợp những điều đã phân tích về tác phẩm). Trình tự này giúp cho người viết có thể làm bài sáng, rõ, khoa học, cô đọng, khi phân tích tác phẩm).
-  Tổng. Ở bước này cần đọc kĩ tác phẩm, để cảm thụ tác phẩm trong chỉnh thể của nó, tức là cảm nhận cái tinh thần chung, cái ấn tượng chung của tác phẩm về có hai mặt nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật để có thể đưa ra những nhận xét khái quát bước đầu về tác phẩm. Ở bước này cũng cần lưu ý về thể loại tác phẩm Những đặc điểm về thể loại tác phẩm giúp người đọc hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm và tìm ra được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
+)  Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến các biện pháp biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ qua hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ (Riêng thơ luật Đường thất ngôn bát cú, cần chú ý thêm các biện pháp nghệ thuật như cách gieo vần, cách đổi các kết cấu theo bốn phần đồ, thực, luận, kết)
Ví dụ 1: Phân tích bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có thể dựa và bôi phần đề, thực, luận, kết (kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác để phân tích như sau:
+ Hai câu đề: diễn tả hoàn cảnh Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng thể hiện bản lĩnh, khí phách,...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo., của bài thơ.
Ví dụ 2: Phân tích bức tranh tâm trạng đầy xúc động qua đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều) cần đi sâu vào tâm trạng của nhân vật trữ tình (Thúy Kiều) qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, tình thấm vào cảnh của Nguyễn Du.
+ Vẻ bát ngát xa xôi của cảnh vật gợi nỗi cô đơn và nỗi nhớ trong lòng Thúy Kiều (6 câu đầu).
+ Tâm sự của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ (8 câu giữa).
+ Nỗi buồn thấm vào cảnh vật: bốn bức tranh buồn qua hình ảnh, âm điệu thơ: 8 câu cuối).
Nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều làm đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết
Ví dụ: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long cần chú đến:
+ Cốt truyện: Cuộc hội ngộ bất ngờ, đầy cảm động của những con người đại diện họ nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau trên một vùng cao lặng lẽ của đất nước.
+ Nhân vật: Ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, người lái xe, anh thanh niên ở trạm khí tượng.
+ Tình tiết: Những suy nghĩ và hành động của anh thanh niên, người lái xe, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
- Phân: Đây là bước phân tích từng chi tiết, từng phương diện của tác phẩm về cả hai mặt nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật dưới ánh sáng tinh lần chung đã được cảm nhận ở bước 1.
Chúng ta có thể phân tích theo một trong ba cách sau:
+) Cách cắt ngang: là phân tích theo bố cục, theo đoạn mạch của tác phẩm, riêng đối với tác phẩm trữ tình nên cắt ngang theo câu, theo nhóm câu, theo khổ lơ, đoạn thơ....
+) Cách bổ dọc. là cách chia tác phẩm ra từng khía cạnh về nội dung cũng như nghệ thuật để phân tích theo suốt chiều dài tác phẩm. Nếu phân tích tác phẩm tự sự nên đi theo hướng này.
+) Cách kết hợp cắt ngang và bổ dọc: là vận dụng cả hai cách trên trong suốt quá trình phân tích từng phần, từng lúc.
-  Hợp:
+) Tổng hợp những nét chủ yếu đã phân tích.
+) Nêu những nhận định chung, những đánh giá về tác phẩm ở một tầng sâu nặng hơn, rộng hơn về giá trị và tác dụng của tác phẩm.
-    Khác với những bài báo nói về tác phẩm, bài văn của học sinh phân tích tác phẩm cần nêu cảm nghĩ đối với tác phẩm phân tích.

Xem thêm >>> Những kiến thức cần biết về kiểu bài phân tích văn học chuẩn nhất

>>>>>>>>>>>>Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp ngắn gọn | Soạn văn 9 ngắn nhất

Trên đây là 2 đầu mục kiến thức cơ bản, tổng quát nhất về kiểu bài phân tích tác phẩm văn học mà gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247