Câu 1:
- Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.
+ Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát tổng được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay của hồn lẫn xác, hay cả bài… không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".
+ Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép.
- Trong đoạn văn (b), người viết sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp. Trình tự ngược với đoạn (a), đầu tiên tác giả đưa ra và phê phán các ý kiến ấy chỉ đúng một phần về nguyên nhân của sự thành đạt.
+ Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng qua đi.
+ Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn làm thối chỉ, ngã lòng.
+ Điều kiện thuận lợi: Khối người dùng cái thuận lợi đó để ăn chơi
+ Tài năng: Mới chỉ là khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy cũng bị thui chột.
- Sau đó, tác giả kết luận (thao tác tổng hợp): "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người" thể hiện ở:
+ Sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi
+ Luôn trau dồi đạo đức
Câu 2:
Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.
Câu 3:
Xem lại câu 2 bài "Bàn về đọc sách"
Câu 4: Viết một đoạn văn tổng hợp lại những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Gợi ý: Bài văn Bàn về đọc sách gồm những luận điểm chính nào? (Tầm quan trọng của việc đọc sách; Phải chọn sách mà đọc; Phải biết kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và sách thường thức…). Đoạn văn phải thâu tóm được những luận điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về việc đọc sách.
Copyright © 2021 HOCTAP247