Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9

Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi, xin gửi đến các bạn bài soạn Tiếng nói của văn nghệ đầy đủ nhất ngay sau đây!

tiếng nói của văn nghệ

Xem thêm Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Cảm nhận về bài Tiếng nói của văn nghệ

   Bố cục:

   Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được chia làm 2 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu.... cách sống của tâm hồn

Nội dung: Tiếng nói của văn nghệ và các khía cạnh của nó

Phần 2: Còn lại

Nội dung: Cho thấy sức mạnh cũng như ý nghĩa của văn nghệ trong cuộc sống của con người

Câu 1 (Trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Bài văn nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định lớn lao của nó đối với đời sống con người.

- Có thể nói, bố cục của bài văn khá chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc, logic.

- Cách chuyển tiếp từ luận điểm này sang luận điểm khác một cách tự nhiên, rõ ràng, rành mạch

- Hệ thống luận điểm vừa giải thích, vừa bổ sung cho nhau nhằm khái quát lên ý nghĩa toàn bài.

   Ba luận điểm của văn bản Tiếng nói của văn nghệ:

- Luận điểm 1: Văn nghệ không phải chỉ là thứ phản ánh thực tại khách quan, phản ánh đời sống của con người nói chung mà nó còn là tiếng nói cá nhân, là quan điểm, là tư tưởng, cái tôi của người viết, của tác giả viết nên tác phẩm đó.

- Luận điểm 2: Văn nghệ với những tiếng nói mà nó cất lên là thứ đem lại giá trị cho cuộc sống, đặc biệt là sự cần thiết của nó đối với những năm tháng kháng chiến hào hùng của lịch sử dân tộc.

- Luận điểm 3: Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, nó tác động đến con người qua những rung cảm sâu xa.

Câu 2 (Trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Văn nghệ phản ánh và thể hiện những nội dung như sau:

- Bằng những vật liệu sẵn có ở thực tại, văn nghệ đã xây dựng và phản ánh chính xác những gì đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

- Văn nghệ bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Người nghệ sĩ viết nên tác phẩm của mình. Đó có thể coi là một lời nhắn nhủ, một lời gửi gắm của tác giả đến chính mình hay đến với bạn đọc.

- Văn nghệ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người đọc như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ và được lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3 (Trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Những lí do mà con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:

- Văn nghệ là những sản phẩm mang giá trị tinh thần to lớn, những tác phẩm văn nghệ khiến cho đời sống của mỗi người trở nên tươi vui hơn, rộn rã hơn và phong phú hơn.

- Khi một ai đó bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ là thứ để gắn kết, móc nối con người ra thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ giúp cho cuộc sống của mỗi con người và của toàn xã hội trở nên đầy đủ hơn. Nó làm khơi dậy những cảm xúc, những tình cảm đẹp đẽ, thể hiện sự rung cảm, thiết tha và ước mơ của con người trong cuộc sống.

Câu 4 (Trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Những cách mà tiếng nói của văn nghệ đến được với toàn thể dân chúng:

- Thứ nhất, vì bản chất của văn nghệ là phản ánh đời sống, đưa những gì đang diễn ra trong đời sống vào các tác phẩm nên chúng giúp cho mọi người có thể hòa nhập, thấu hiểu được thực tại ấy.

- Thứ hai, tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường từ trái tim đến trái tim, tác động vào tình cảm mỗi người, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe.

Câu 5 (Trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

   Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài Tiếng nói của văn nghệ:

- Bố cục bài viết rất chặt chẽ, trình tự hợp lí, rõ ràng, rành mạch

- Cách viết của tác giả giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn và về đời sống thực tế của con người

- Giọng văn chân thành, xúc tích, khơi gợi cho người đọc những cảm hứng, những cảm xúc…

Thông qua phần soạn bài Tiếng nói của văn nghệ, hy vọng đây sẽ là phần soạn Tiếng nói của văn nghệ đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247