Soạn bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HỆN TƯỢNG, ĐỜI SỐNG

Đọc đoạn văn (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? 

b) Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

c) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

d) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao? 

Trả lời: 

a)  Trong văn bản Bệnh lề mề, tác giả bàn luận về một hiện tượng thường thấy trong đời sống: bệnh lề mề coi thường giờ giấc.

Những biểu hiện của hiện tượng đó là sai hẹn, đi chậm, đi trễ, không coi trọng giờ giấc. Tác giả đưa ra sự đối lập: những người đi họp chậm nhưng khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi xem hát... kịch lại không đi chậm chút nào.

b)  Tác giả chỉ rõ nguyên nhân tạo ra thói lề mề: thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác, chỉ biết quý thời gian của mình coi thường thời gian của người khác, thiếu trách nhiệm, coi thường việc chung.

c)  Bệnh lể mề có tác hại là làm phiền mọi người, làm mất thời gian, làm nảy sinh cách đối phó.

Tác giả nêu rõ tai họa cúa bệnh lề mề: gây hại cho tập thể (đi họp chậm, nhiều vấn đề bàn thiếu thâu đáo vì thiếu thì giờ).

d)  Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc. Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục.

LUYỆN TẬP

1. Thảo luận: Hãy nêu các sự kiện , hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường , ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.

Trả lời:

Một số sự việc tốt đáng biểu dương của các bạn:

-       Ham học hỏi, vượt khó tiến lên trong học tập.

-       Hiếu thuận trong gia đình

-       Đoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp học

-       Đúng hẹn, giữ lời hứa với mọi người

-       Đi học đúng giờ, không ỷ lại, quay cóp...

Các sự việc trên đều có thể viết thành một bài nghị luận xã hội.

2. Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 25 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thốc lá, có đên 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em bé không hút có không đến 1% có các triệu chứng ấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không. Vì sao?

Trả lời:

Hiện tượng hút thuốc lá ở thanh niên nam rất đáng để viết một bài nghị luận:

- Đây là hiện tượng có thực, phổ biến trong đời sống xã hội

- Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

- Đề ra biện pháp xử lí hiện tượng trên.

Copyright © 2021 HOCTAP247