Phân tích khố thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc nhu trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vỉ hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thèm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong ƯŨ trụ. Tại một vùng quẽ nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.
Đă cảm dược hương ổi, đả nhận ra. gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết “hình như thu đã về”? Còn điều chỉ nữa mà ngờ? Thu đã về thật, đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tồn thèm vẻ khói sương lãng đăng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhăn. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.
Hình như thu đã về.
Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về giỏ, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cùng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đầm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngỏ thực, vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tường khó tin. Do đó “hình như thu đã về” còn như là một câu thầm hỏi lại minh để có một sự khẳng định.
Vũ Nho (Đi giữa miền thơ, NXB Văn học, 1999)
Copyright © 2021 HOCTAP247