Soạn bài Mây và sóng - Ngắn gọn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Mây và sóng

Câu 1:

a.

* Điểm giống nhau: mỗi phần đều có kết cấu theo trình tự:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi thú vị do em bé sáng tạo.

* Điểm khác nhau:

- Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn:

- Tình cảm của em bé đối với mẹ.

b. Nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.

Câu 2: 

- Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần, sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn.

- Lí do em bé chưa từ chối ngay lời mời: Trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”. 

Câu 3:

- Sự giống nhau: sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến tận cùng mọi nơi.

- Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con.

- Ý nghĩa:

+ Nói lên sự tưởng tượng thông minh của em bé trong một trò chơi đầy sáng tạo.

+ Ước muốn hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng của con người.

+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

Câu 4:

- Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo

- Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực.

Câu 5:

Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết. 

Câu 6:

- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.

- Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.

- Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo…

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Copyright © 2021 HOCTAP247