Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Danh từ, động từ, tính từ

Câu 1:

- Danh từ: lần, lăng, làng

- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

Câu 2:

- Các từ nhóm (a) là các từ chỉ lượng, nó có thể kết hợp với các danh từ: những lần, những làng, ...

- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ: hãy đọc, hãy đập, ...

- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ: rất hay, rất đột ngột, ...

Câu 3:

- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một, ...

- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa, ...

- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá, ...

Câu 4: Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:

Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ

Câu 5:

(a): tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.

(b): lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.

(c): băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ.

II. Các từ loại khác

Câu 1: Bảng tổng kết các từ loại khác.

Số từĐại từLượng từChỉ từPhó từQuan hệ từTrợ từTình thái từThán từ
batôinhữngấyđãchỉhảtrời ơi
nămbao nhiêuđâumớicủacả
bao giờđãnhưngngay
bấy giờđangnhưchỉ

Câu 2: Các tình thái từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,…

Câu 1: Trung tâm của các cụm danh từ:

(a): ảnh hưởng, nhân cách, lối sống. Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một.

(b): ngày (khởi nghĩa). Dấu hiệu là những.

(c): Tiếng (cười nói). Dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.

Câu 2:

(a): đến, chạy, ôm. Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ.

(b): lên (cải chính). Dấu hiệu là vừa.

Câu 3:

- Trung tâm của các cụm từ:

(a): Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), bình dị, Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), phương Đông (vốn là cụm danh từ, được dùng như tính từ), mới, hiện đại.

(b): êm ả

(c): phức tạp, phong phú, sâu sắc

- Dấu hiệu nhận biết các cụm từ này là cụm tính từ: rất (a), có thể thêm rất vào trước phần trung tâm (b, c).

Copyright © 2021 HOCTAP247