Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 15 Ngữ Văn 12 Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học - Ngữ văn 12

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
  • Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống VH của một dân tộc.
  • Là những nét riêng biệt độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống được thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm.

3. Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học.

  • Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hóa của văn học: vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng.
  • Các quy luật cơ bản của quá trình văn học:
    • Quy luật tiếp nhận và tác động của đời sống và lịch sử:  là một bộ phận của lịch sử xã hội, quá trình văn học văn học tất yếu phải chịu sự chi phối của những yếu tố, điều kiện đã làm nên hau thúc đẩy quá trình đó. Mọi hiện tượng của quá trình văn học đều có tiền đề trực tiếp hay gián tiếp trong đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử.
    • Quy luật kế thừa và cách tân:  quá trình văn học chủ yếu là quá trình của sự sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật thẫm mĩ mới. Những thành tựu văn học ra đời trước luôn tạo ra những điểm xuất phát thuận lợi cho những tìm tòi hướng tới các thành tựu mới và quá trình này luôn vô tận. Giữa kế thừa và cách tân có mối quan hệ hết sức chặt chẽ.
    • Quy luật giao lưu: văn học một dân tộc không thể phát triển nếu thiếu giao lưu. Giao lưu càng rộng thì văn học càng có điều kiện phát triển. Nhưng văn học một dân tộc thực sự chỉ phát triển khi giữa các yếu tố nội sinh và ngoại lai có sự tương tác tích cực, khiến các yếu tố ngoại lai không làm triệt tiêu bản sắc vốn có của nền văn học dân tộc mà ngược lại làm cho bản sắc ấy thêm phong phú và giàu có.

Câu 2: Xác định đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực  xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.

  • Đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực  xã hội chủ nghĩa:
    • Văn học thời  Phục hưng ở châu Âu: giải phóng con người, đề cao cá tính, chống lại sự khắc nghiệt của thời kỳ trung cổ.
    • Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ XVII: chủ trương mô phỏng văn học cổ đại, sáng tác theo các quy tắc lí tính chặt chẽ.
    • Chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XVIII-XIX: chủ trương phá bỏ các giáo điều, đề cao sức tưởng tượng, xây dựng các hình tượng nghệ thuật theo mong muốn chủ quan của nhà văn.
    • Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX: thiên về nguyên tắc khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa khái quát vừa cụ thể, tình cách phát triển hợp logic cuộc sống.
    • Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: : miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển CM, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.
  • Vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.
    • Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:
      • Chủ nghĩa siêu thực (Pháp – 1924): quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
      • Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Mỹ La-tinh, sau Thế chiến thứ hai): quan niệm thực tại còn bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết.
      • Chủ nghĩa hiện sinh (châu Âu, sau Thế chiến thứ hai): miêu tả cuộc sống của con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ và phi lí.
    • Các trào lưu văn học ở Việt Nam:
      • Trào lưu lãng mạn (1930-1945): Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
      • Trào lưu hiện thực phê phán (1930-1945): Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,…
      • Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa (1945-1975): Hồ Chí Minh, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Châu,…

Câu 3: Thế nào là phong cách văn học?

  • Phong cách văn học là sự độc đáo, riêng biệt của nghệ sĩ, biểu hiện trong tác phẩm.
  • Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống về sự xuất hiện cái mới và nhu cầu sáng tạo văn học.
  • Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

Câu 4: Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học.

  • Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời. Phong cách của các nền văn học, thời đại văn học, tác gia văn học phân biệt với nhau đầu tiên ở cái nhìn và cách cảm thụ đó. Do vậy, đi vào tìm hiểu một phong cách văn học, người ta không thể bỏ qua việc xác định, nắm bắt yếu tố này.
  • Giọng điệu riêng gắn với cảm hứng sáng tác.
  • Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu ta, thể hiện chính,…
  • Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.

⇒ Các biểu hiện nói trên của phong cách văn học không tồn tại trong thế giới cô lập, tách rời. Chúng thuộc nhiều cấp độ, bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Qúa trình văn học và phong cách văn học.

4. Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học chương trình nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!

5. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Nhận xét vắn tắt về sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).

  • Chữ người tử tù thuộc trào lưu văn học lãng mạn lấy đề tài lịch sử nhưng sáng tạo thêm, xây dựng hình tượng nhân vật có vẻ phi thường. Huấn Cao có tài hoa khác thường, tấm lòng trong sáng khác thường (thiên lương trong sáng) và lòng can đảm cũng khác thường: cuộc hội ngộ giữa nghệ sĩ (Huấn Cao) với công chúng say mê nghệ thuật (cai ngục và thơ lại) diễn ra khác thường (trong nhà tù trước ngày bị hành quyết).
  • Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán lấy đề tài tự cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (Xuân tóc đỏ, Tuyết, gia đình Văn Minh…), tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.

Câu 2: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.

  • Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
    • Ngông.
    • Tài hoa, uyên bác.
    • Là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mỹ.
    • Tự do, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
  • Phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
    • Là nhà thơ trữ tình – chính trị.
    • Mang đậm dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn.
    • Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.
    • Đậm đà tính dân tộc.       

6. Hỏi đáp về bài Quá trình văn học và phong cách văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Copyright © 2021 HOCTAP247