Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 27 Ngữ Văn 12 Số phận con người - M. Sô-lô-khốp - Ngữ văn 12

Số phận con người - M. Sô-lô-khốp - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Sô – lô - khốp

  • Sô – lô - khốp (1905 - 1984).
  • Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi – ô – sen – xcai - a, một địa phương thuộc tỉnh Rô - xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
  • Tham gia nhiều công tác cách mạng từ khá sớm: làm thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ...
  • Cuối 1922, ông đến Mát – xcơ – va, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện “giấc mơ viết văn”.
  • Trong thời kì chiến tranh vệ quốc, với tư cách là phóng viên mặt trận, Sô – lô - khốp xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, kí, truyện ngắn nổi tiếng.
  • Sau chiến tranh, ông tập trung chủ yếu vào sáng tác.
  • Năm 1965, ông được tặng Giải thưởng Nô – ben về văn học.
  • Những tác phẩm chính:
    • Tập truyện: “Truyện sông Đông”.
    • Các tiểu thuyết:  “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”...

b. Tác phẩm Số phận con người

  • Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31 – 12 – 1956 và 1 – 1 – 1957.
  • Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực.
  • Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hậu quả của chiến tranh lên số phận của Xô - cô -lốp và bé Va- ni- a

  • Nhân vật Xô - cô -lốp
    • Hoàn cảnh: chịu trăm ngàn cay đắng:
      • Bị thương bị hành hạ.
      • Vợ con gái chết bom.
      • Con trai tử trận.
    • Tâm trạng:
      • Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực.
      • Sống như người lao động bình thường.
      • Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau bế tắc.
      • Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.
  • Bé Va- ni- a
    • Nạn nhân chiến tranh: Lang thang, rách rưới, nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, bạ đâu ngủ đó.
    • Cha chết trận, mẹ chết bom, không quê hương, không người thân thích.

⇒ Sự thật khốc liệt của chiến tranh và nỗi đau cùng cực của những thân phận con người.

b. Cuộc sống của Xô - cô -lốp và bé Vania sau khi gặp nhau 

  • Cuộc gặp gỡ giữa Xô - cô -lốp và bé Va- ni- a

    • Địa điểm: Tại quán giải khát→ tình cờ.
    • Ấn tượng: Đôi mắt →nhớ→ thích→mong gặp
    • Đồng cảm:
      • Anh biết được bé Va- ni- a mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích.
      • Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi -> một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.
  • Diễn biến tâm trạng của Xô - cô -lốp và Va- ni- a sau khi nhận làm cha con
    • Bé Vania
      • Khi được Xôcôlốp nhận làm con, Va- ni- a vô cùng sung sướng và xúc động:
        • “Nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán”.
        • “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”.
      • Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố:
        • Áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má.
        • Bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”.
    • Xô - cô - lốp
      • Tâm hồn nhẹ nhõm và sung sướng.
      • Hai mắt thì mờ đi, người run lên, tay chân thì run lấy bẩy →Xúc động đến nghẹn ngào.
      • Cảm thấy được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”.
      • Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh đề rất vui: “Bà chủ múc súp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng”
        • Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé.
        • Là cả tiếng khóc thương cho cả Xô - cô -lốp.
        • Là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô - cô -lốp.
        • Là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của bà.
      • Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô - cô -lốp hoàn toàn trùng khớp nhau.
      • Cần phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
  • Cuộc sống đời thường của hai cha con
    • Sô – lô - khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô - cô -lốp phải vượt qua:
      • Trong việc chăm sóc cho bé Vania
      • Rủi ro trong công việc: Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.
      • Thể chất anh cũng dần yếu đi.
    • Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào … cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”
    • Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Vania không phỉa khóc.
    • Sức mạnh vượt qua khó khăn:
      • Nhờ vào tấm lòng nhân hậu
      • Bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm

⇒ Tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga.

c. Thái độ của người kể chuyện

  • Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng.
  • Đoàn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân.

Ví dụ:

Tính cách Nga, con người Nga được thể hiện như thế nào qua nhân vật Xô-cô-lốp.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Trong đời có những người gặp số phận may mắn. Lại có những người gặp số phận nghiệt ngã. Nhân vật Xô-cô-lốp trong tác phẩm Số phận con người của M. Sô-lô-khốp là con người đã gặp một số phận vô cùng nghiệt ngã.
  • Song qua số phận vô cùng nghiệt ngã đó của nhân vật, tác giả muốn làm nổi bật phẩm chất của con người Nga trong thời đại Xô viết. Cuối tác phẩm, tác giả viết: "Hai con người côi cút, hai hạt cát... Tổ quốc kêu gọi". Ta thử tìm hiểu xem đó là những phẩm chất gì?

b. Thân bài

  • Cuộc đời Xô-cô-lốp chia làm ba giai đoạn
    • Trước chiến tranh
      • Sinh trong một gia đình mà bố, mẹ, em gái đều chết đói năm 1922, Xô-cô-lốp trôi dạt, làm thuê nên sống sót.
      • Anh lấy vợ. Vợ anh cũng là một cô gái lớn lên trong trại mồ côi.
      • Hai vợ chồng lao động cật lực mười năm, xây dựng được một cơ nghiệp nho nhỏ, vợ chồng, con cái sống khá êm ấm.
    • Trong chiến tranh
      • Chiến tranh nổ ra, anh phải ra mặt trận. Suýt chết trong chiến đấu, anh bị bắt làm tù binh, bị hành hạ, ngược đãi vô cùng tàn tộ trong trại tù.
      • Xô-cô-lốp dũng cảm trốn thoát khỏi thân phận tù binh. Song cả gia đình (vợ, con) đều bị bọn địch giết hại, trừ người con lớn là một sĩ quan Hồng quân. Gần ngày chiến thắng, anh lại được tin con anh hi sinh: "Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng của tôi!"
    • Sau chiến tranh
      • Đất nước chiến thắng và hòa bình. Người đàn ông sống côi cút một mình với nghề lái xe tải.
      • Anh nhận một đứa trẻ lang thang làm con nuôi.
  • Tính cách Xô-cô-lốp
    • Đức tính kiên cường
      • Đứng vững, không gục ngã trước những thử thách và tai họa vô cùng tàn khốc của kẻ thù, của chiến tranh.
      • Các thử thách và tai họa về vật chất: sự đày đọa ghề gớm trong các trại tù binh, lao động khổ sai, sự đe dọa của cái chết. Căng thẳng nhất là cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và tên trại trưởng Muy-le.
      • Các thử thách và tai họa về tinh thần: vợ con bị bọn giặc thảm sát. Niềm an ủi và niềm hi vọng duy nhất và cuối cùng là đứa con lớn đầy sức sống và triển vọng, lại hi sinh trước ngày chiến thắng.
      • Trong các thử thách và tai họa đó, những cái về tinh thần còn nặng nề và ghê gớm hơn những cái về thểchất. Toàn là những thử thách và tai họa vượt sức chịu đựng của một con người. Thế nhưng, con người đó vẫn không bị gục ngã, dù mang cả một ngọn núi đau thương trên vai.
    • Tấm lòng nhân hậu
      • Một con người chịu số phận bi thảm đến thế ấy, tưởng rằng nếu sống được cũng trở thành một kẻ tàn nhẫn hay hững hờ với mọi sự trên đời. Thế nhưng, cảm động thay, tấm lòng nhân ái, nhân hậu, tức là tình thương yêu con người vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim. Thậm chí càng nhiều đau khổ, con người đó càng giàu, càng sâu tình thương yêu,
      • Bên cạnh đức tính kiên cường, tấm lòng nhân hậu của Xô-cô-lôp thể hiện ở việc nhận chú bé mồ côi Va-ni-a làm con nuôi, là nét tính cách đẹp đẽ nhất của con người này.
  • Tính cách Xô-cô-lốp - tính cách nhân đạo của người lao động Nga
    • Tác phẩm là bài ca khóc thương sự hi sinh và ngợi ca lòng dũng cảm của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945 chống phát xít Đức xâm lược.

c. Kết bài

  • Tính cách và phẩm chất của nhân vật Xô-cô-lốp cũng như tác phẩm Số phận con người của tác giả M. Sô-lô-khốp là của nước Nga song có ý nghĩa toàn nhân loại.
  • Tính cách ấy cũng gần gũi với người Việt Nam vì Việt Nam cũng có nhiều người gặp số phận tương tự và có những phẩm chất tương tự.

 

4. Soạn bài Số phận con người

Nhà văn Sô lô Khốp (1905 – 1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được nhận giải thưởng Nô- Ben về văn học năm 1965. Đồng thời ông được liệt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm Số phận con người. Qua tác phẩm ấy ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh. Từ khi ra đời có trên mặt báo Sự Thật cho đến nay tác phẩm vẫn còn nguyên những giá trị ý nghĩa của mình. Để dễ dàng nắm được hệ thống kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: bài soạn Số phận con người.

5. Một số bài văn mẫu về Số phận con người

Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. Để cảm nhận và viết thành văn các dạng đề làm văn liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247