Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 31 Ngữ Văn 12 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính - Ngữ văn 12

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị và xã hội, kinh tế...(gọi chung là cơ quan) hoặc giữa cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bản: Tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

3. Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Kể tên một số văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường.

  • Đơn xin nghỉ học, biên bản sinh hoạt lớp, đơn xin vào Đoàn, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ, ...

Câu 2: Những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính "Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về việc ban hành chương trình trung học cơ sở (SGK trang 172)

  • Những đặc điểm tiêu biểu
    • Trình bày văn bản: 3 phần
      • Phần đầu gồm: tên hiệu nước, tên cơ quan ra quyết định, số quyết định, ngày ... tháng ... năm ..., tên quyết định.
      • Phần chính:
        • Bộ trưởng ... căn cứ ... theo đề nghị ...
        • Quyết định: điều 1, điều 2, ...
      • Phần cuối: người kí (kí tên, đóng dấu), nơi nhận.
    • Từ ngữ: dùng những từ ngữ hành chính (quyết định về việc ..., căn cứ nghị định ..., theo đề nghị của, ...quyết định, ban hành kèm theo quyết định, quy định trong chỉ thị, quyết định có hiệu lực, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, ...
    • Về câu: sử dụng câu văn hành chính (toàn bộ phần nội dung chỉ có một câu).

Câu 3: Anh (chị) hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính?

  • Hướng dẫn
    • Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau:
      • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
      • Địa điểm và thời gian họp
      • Thành phần cuộc họp
      • Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp
      • Chủ toạ và thư kí (người ghi biên bản), kí tên.

 

  • Bài mẫu

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2017

 

 ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Kính gửi: Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường THCS Lê Qúy Đôn, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Em tên là: Nguyễn Thu Hoa

Sinh ngày: 17 - 5 - 1996

Học sinh lớp: 8A - Trường THCS  Lê Qúy Đôn.

Em đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh từ năm lớp 4.

Trong những năm qua, em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đội giao cho, để xứng đảng Đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Sau khi nghiên cứu kĩ điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em thấy Đoàn là một tổ chức tốt, có những hoạt động phong phú và thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Xét thấy mình đã có đủ tiêu chuẩn và năng lực trở thành Đoàn viên nên em viết đơn này tha thiết mong đươc gia nhập vào hàng ngũ vinh quang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Kính mong Ban Chấp hành Đoàn trường xem xét và chấp nhận nguyện vọng của em.

Em xin hứa sẽ thực hiên đầy đủ nhiệm vụ của người Đoàn viên.

Em xin chân thành cảm ơn!

Học sinh

 (Kí tên)

 Nguyễn Thu Hoa

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách ngôn ngữ hành chính để nắm vững kiến thức hơn.

4. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính chương trình Nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!

5. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ hành chính

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Copyright © 2021 HOCTAP247