Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a) Viết các phương trình hóa học đối với mỗi chất.
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau hay không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.
Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) PTHH:
2KNO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2↑ (1)
2KClO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2↑ (2)
b) Dựa vào PTHH đã viết bên trên
Đặt số mol O2 theo mol KNO3 và KClO3 từ đó tính được thể tích O2 sinh ra ở mỗi phương trình (1) ; (2)
c) Đổi số mol của O2 = 1,12/ 22,4 =?
Từ PTHH (1), (2) tính ngược lại số mol KNO3 và KClO3 từ đó tính được khối lượng của mỗi chất.
Lời giải chi tiết
a) Các phương trình phản ứng
2KNO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2KNO2 + O2↑ (1)
2KClO3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2↑ (2)
b) Theo (1) và (2), thấy số mol hai muối tham gia phản ứng như nhau nhưng số mol oxi tạo thành khác nhau và do đó thể tích khí oxi thu được là khác nhau.
Theo (1): nO2 = \(\frac{1}{2}\)nKNO3= \(\frac{0,1}{2}\) = 0,05 mol; VO2 = 0,05x22,4 = 1,12 lít
Theo (2): nO2 = \(\frac{3}{2}\)nKClO3= \(\frac{0,1x3}{2}\) = 0,15 mol; VO2 = 0,15x22,4 = 3,36 lít
c) \({n_{{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,(mol)\)
Theo (1): nKNO3 = 2nO2 = 2. 0,05= 0,1 mol;
=> mKNO3 = 0,1x101 = 10,1 g
Theo (2): nKClO3 = \(\frac{2}{3}\)nO2 = \(\frac{2}{3}\)x0,05 mol;
=> mKClO3 = \(\frac{2}{3}\)x0,05x122,5 = 4,086 g.
Copyright © 2021 HOCTAP247