Báo cáo thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

1. Tính chất hóa học của bazơ.

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Hướng dẫn giải

Phương trình: \(3NaOH + FeCl_3 → Fe(OH)_3 + NaCl\).

Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.

Hiện tượng: Kết tủa tan.

Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với \(Cu(OH)_2\) tạo dd trong suốt màu xanh lam.

Phương trình: \(Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O\).

Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối.

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối \(CuSO_4\). Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình: \(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\).

Kết luận: Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Giải thích: \(BaCl_2\) tác dụng với \(Na_2SO_4\) tạo ra \(BaSO_4\) màu trắng không tan.

Phương trình: \(BaCl_2 + Na_2SO_4 → BaSO_4 + 2NaCl\).

Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: \(BaCl_2\) tác dụng với \(H_2SO_4\) tạo ra kết tủa trắng \(BaSO_4\).

Phương trình: \(BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4 + 2HCl\).

Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.

Copyright © 2021 HOCTAP247