Bài 3 trang 69 SGK Hoá học 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Có \(4\) kim loại: \(A, B, C, D\) đứng sau \(Mg\) trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :

a) \(A\) và \(B\) tác dụng với dung dịch \(HCl\) giải phóng khí hiđro.

b) \(C\) và \(D\) không có phản ứng với dung dịch \(HCl\).

c) \(B\) tác dụng với dung dịch muối của \(A\) và giải phóng \(A\).

d) \(D\) tác dụng được với dung dịch muối của \(C\) và giải phóng \(C\).

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):

A) \(B, D, C, A\);                      b) \(D, A, B, C\) ;          

c) \(B, A, D, C\) ;                     d) \(A, B, C, D\) ;          

e) \(C, B, D, A\).

Hướng dẫn giải

Ghi nhớ dãy hóa học của kim loại, tính kim loại giảm dần theo thứ tự:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Kim loại đứng sau (H) trong dãy điện hóa sẽ không tác dụng với HCl

Lời giải chi tiết

\(В\) tác dụng với muối của \(A\), suy ra \(B\) hoạt động hóa học mạnh hơn \(A\).

\(D\) tác dụng với muối của \(C\), suy ra \(D\) hoạt động hóa học mạnh hơn \(C\).

Vì \(A\) và \(B\) tác dụng với dung dịch \(HCl\) giải phóng khí hiđro nên \(В, A\) đứng trước \(H\), \(C\) và \(D\) không có phản ứng với dung dịch \(HCl\) nên \(D, С\) đứng sau \(H\).

Dãy các kim loại trên xếp từ trái, sang phải theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: \(В    ,      A    ,     D ,        С\)

Copyright © 2021 HOCTAP247