Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở trong bài viết này sẽ gửi đến các bạn học lý thuyết về hợp chất hữu cơ, hãy cùng đi vào tìm hiểu hợp chất hữu cơ là gì cho ví dụ, các hợp chất hữu cơ thường gặp,... Đi vào tìm hiểu bài viết ngay nhé!

A. Lý thuyết

I. Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ là gì?

- Hợp chất của cacbon (ngoại trừ CO, \(CO_2\), muối cacbonat, xianua, cacbua,...) được gọi là hợp chất hữu cơ

- Ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ được gọi là hóa học hữu cơ

II. Phân loại hợp chất hữu cơ

1. Phân loại dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ

- Hiđrocacbon là những phân tử chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hiđro, trong đó sẽ gồm:

  • Hiđrocacbon no
  • Hiđrocacbon không no
  • Hiđrocacbon thơm

- Dẫn xuất của Hiđrocacbon là những phân tử có nguyên tử nguyên tố khác thay thế nguyên tử hiđro của hiđrocacbon

  • Dẫn xuất halogen
  • Ancol, Phenol,...
  • Anđehit, Xeton
  • Amin
  • Axit, Este
  • Hợp chất tạp chứ, polime

- Ví dụ: Phân tử rượu etylic \(C_2H_5OH\)

cấu trúc phân tử rượu etylic

2. Phân loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon

Có hai loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon là:

- Hợp chất hữu cơ mạch vòng

- Hợp chất hữu cơ mạch không vòng

III. Đặc điểm chung

1. Cấu tạo

- Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố bắt buộc phải có là cacbon

- Liên kết cộng hóa trị là chủ yếu trong liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ

- Mạch cacbon: Gồm 2 loại mạch:

  • Mạch vòng: mạch vòng
  • Mạch hở:
    • Mạch thẳng
    • Mạch nhánh

mạch hở: mạch thẳng và mạch nhánh

- Kí hiệu:

kí hiệu hợp chất hữu cơ

- Ví dụ: 

đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ

2. Tính chất vật lý

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, đặc biệt dễ bay hơi.

- Khi ở trong nước phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan.

- Trong dung môi hữu cơ thì hợp chất hữu cơ sẽ tan nhiều.

3. Tính chất hóa học

- Kém bền khi tác dụng với nhiệt và đặc biệt dễ cháy

- Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ sẽ thường xảy ra chậm và phản ứng của chúng sẽ xảy ra theo nhiều hướng khác nhau (cùng trong một điều kiện) để tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

IV.  Phân tích nguyên tố sơ lược

1. Phân tích định tính

a) Mục đích: nhằm xác định được thành phần phân tử hợp chất hữu cơ có trong nguyên tố.

b) Nguyên tắc: Nhận biết chung bằng các phản ứng đặc trưng khi đã chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản.

c) Phương pháp tiến hành:

Thí nghiệm được tiến hành trong thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Để xác định định tính cacbon và hiđro thì người ta sẽ nung hợp chất hữu cơ này với CuO để chuyển nguyên tố Cacbon thành \(CO_2\), nguyên tố Hiđro (H) thành \(H_2O\).

- Thí nghiệm 2: Xác định nguyên tố Nito (N) trong một số hợp chất đơn giản, người ta sẽ chuyển nguyên tố N trong hợp chất hữu cơ thành \(NH_3\) rồi nhận biết bằng giấy quỳ tím ẩm.

2. Phân tích định lượng

a) Mục đích: Nhằm xác định được thành phần khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu chiếm bao nhiêu phần trăm.

b) Nguyên tắc

- Cân một khối lượng chính xác hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố Cacbon (C) thành \(CO_2\), nguyên tố Hiđro (H) thành \(H_2O\)., nguyên tố Nitơ (N) thành \(N_2\),...

- Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố khi đã xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất \(CO_2\)\(H_2O\)\(N_2\),...

c) Phương pháp tiến hành

- Nung một hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố là H, O, N đã được trộn đều. Biết rằng khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng chính xác là a gam.

- Cho \(H_2O\) và \(CO_2\) hấp thụ hơi bằng \(H_2SO_4\) (đặc) và KOH. Khi đó độ tăng khối lượng của mỗi bình chính là khối lượng của  \(H_2O\) và \(CO_2\)  tương ứng. Thường sẽ quy về điều kiện tiêu chuẩn để có thể xác định được chính xác thể tích của khí Nitơ khi sinh ra.

- Tính khối lượng của H, C, N và phần trăm khối lượng có trong hợp chất hữu cơ. Từ đây có thể suy ra được phần trăm khối lượng của Oxi.

d) Công thức tính

- Tính khối lượng Cacbon: \(m_C = \dfrac{m_{CO_2}.12}{44}\) (g)

- Tính khối lượng Hiđro: \(m_H = \dfrac {m_{H_2O.}.2}{18}\) (g)

- Tính khối lượng Nitơ: \(m_N = \dfrac {V_{N_2}.28}{22,4}\) (g)

B. Bài tập

Câu 1: Chọn phát biểu đầy đủ và đúng nhất khi nói về hợp chất hữu cơ có ở đâu?

A. Ở trong đất

B. Ở trong nước và ở trong đất

C. Ở trong các loại lương thực, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày

D. Ở trong các loại lương thực, thực phẩm, đồ dùng và có ngay cả trong cơ thể của chúng ta.

=> Đáp án đúng: D

Câu 2: Có mấy loại hợp chất hữu cơ?

A. 1

B. 2

C, 3

D. 4

=> Đáp án đúng: B

=> Lý giải: Hợp chất hữu cơ được phân thành hai loại

- Phân loại dựa vào thành phần nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon

Câu 3: Trong hợp chất hữu cơ, đâu là nguyên tố nhất định phải có?

A. Cacbon

B. Oxi

C. Hiđro

D. Nitơ

=> Đáp án đúng: A

Câu 4: Chọn dữ kiện dưới đây để nhận biết chất đó là vô cơ hay hữu cơ?

A. Trạng thái của chất ở thể rắn hay lỏng hay khí

B. Độ tan trong nước

C, Màu sắc

D. Thành phần nguyên tố

=> Đáp án đúng: D

Câu 5: Hợp chất hữu cơ A gồm có C, H và có thể có O, xác định số công thức có thể có của hợp chất hữu cơ A. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với hiđro là 29.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

=> Đáp án đúng: B

Câu 6: Hãy cho biết hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ khác nhau ở điểm gì?

A. Hợp chất hữu cơ luôn bền hơn so với hợp chất vô cơ trong tác dụng nhiệt

B. Hợp chất hữu cơ thường không chứa C, H, O mà chỉ chứa N, O, S,...

C. Hợp chất hữu có thường có số lượng nhiều hơn hợp chất vô cơ

D. Tất cả đều sai.

=> Đáp án đúng: C

=> Lý giải:

A sai vì hợp chất hữu cơ luôn kém bền hơn so với hợp chất vô cơ trong tác dụng nhiệt

B sai vì hợp chất hữu cơ thường chứa C, H, O và có thể chứa N, O, S,...

Câu 7: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại theo thành phần nguyên tố?

A. 4 loại

B. 3 loại

C. 2 loại

D. Không có loại nào.

=> Đáp án đúng: C

=> Lý giải: Hợp chất hữu cơ được chia thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần nguyên tố.

Câu 8: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra như thế nào?

A. xảy ra nhanh, tạo ra hỗn hợp sản phẩm

B. xảy ra chậm, tạo ra hỗn hợp sản phẩm

C. xảy ra nhanh, tạo duy nhất một sản phẩm

D. xảy ra chậm, tạo duy nhất một sản phẩm

=> Đáp án đúng: B

Câu 9: Cho các hợp chất: \(Al_4C_4; CO; Na_2CO_3; NaOH; KOH\). Hỏi có tất cả có bao nhiêu hợp chất hữu cơ trong các hợp chất trên?

A. 3

B. 2

C. 1

D. Không có hợp chất nào

=> Đáp án đúng: D

=> Lý giải: Trong hợp chất hữu cơ bắt buộc phải có Cacbon (ngoại trừ CO, \(CO_2\), muối cacbonat, xianua, cacbua,...)

Câu 10: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, liên kết hóa học chủ yếu là liên kết gì?

A. Liên kết ion

B. Liên kết kim loại

C. Liên kết cộng hóa trị

D. Liên kết Hiđro

=> Đáp án đúng: C

Câu 11: Dùng công thức nào để có thể biết được cụ thể số lượng nguyên tử, cách liên kết, thứ tự liên kết các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ?

A. Công thức tổng quát

B. Công thức phân tử

C. Công thức cấu tạo

D. Tất cả đều đúng

=> Đáp án đúng: C

Câu 12: Chỉ ra khẳng định sai khi nói về đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ?

A. Trong hợp chất hữu cơ bắt buộc phải chứa cacbon

B. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra hoàn toàn và chỉ xảy ra theo một định hướng nhất định.

C. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hóa học ở các hợp chất hữu cơ.

D. Tan ít hoặc không tan trong nước.

=> Đáp án đúng: B

Câu 13: Chọn các mệnh đề sai khi nói về hợp chất hữu cơ?

(1) Các hợp chất chứa nguyên tố Cacbon đều là hợp chất hữu cơ

(2) Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon (ngoại trừ CO, \(CO_2\), muối cacbonat, xianua, cacbua,...)

(3) Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và tan nhiều trong nước

(4) Có rất ít nguyên tố tạo thành hợp chất hữu cơ.

A. Tất cả đều sai

B. (2) và (1)

C. (1) (3) và (4)

D. (3) và (4)

=> Đáp án đúng: C

Câu 14: 6 gam hợp chất hữu cơ X được oxi hoàn toàn, thu được 6,72 lít \(CO_2\) ở điều kiện tiêu chuẩn và 7,2 gam \(H_2O\). Hãy tính khối lượng nguyên tố oxi có trong X là bao nhiêu?

A. 1,6 gam

B. 2 gam

C. 2,4 gam

D. 3,2 gam

=> Đáp án đúng: A

Câu 15: Cho 8.9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử \(C_3H_7O_2N\) phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCCO\(H_3\)NCH = C\(H_2\)

B. \(H_2NCHCH_2COOCH_3\)

C. \(CH_2 = CHCOONH_4\)

D. \(H_2NCH_2CH_2COOH\)

=> Đáp án đúng: B

Xem thêm >>>  Giải bài tập SGK: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Trên đây là toàn bộ những kiến thức lý thuyết về hợp chất hữu cơ là gì cho ví dụ mà muốn gửi đến các bạn học, mong rằng những kiến thức trên đây sẽ bổ trợ được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247