Trang chủ Lớp 9 Khác Lớp 9 SGK Cũ Bài 13: Di truyền liên kết Tìm hiểu về Di truyền liên kết - Sinh học 9

Tìm hiểu về Di truyền liên kết - Sinh học 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở bài viết này sẽ gửi đến các bạn học những kiến thức về thế nào là di truyền liên kết, giải thích hiện tượng di truyền xảy ra khi nào, các dạng bài tập di truyền liên kết cùng các câu hỏi trắc nghiệm di truyền liên kết.

A. Lý thuyết

I. Thí nghiệm của Moocgan

1. Đối tượng thí nghiệm:

Moocgan đã chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì ở ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho thí nghiệm, chẳng hạn như:

- Dễ nuôi trong ống nghiệm

- Đẻ nhiều

- Vòng đời ngắn

- Các biến dị ở ruồi giấm có nhiều và đặc biệt dễ quan sát.

- Số lượng nhiễm sắc thể ít (2n = 8)

2. Tiến hành thí nghiệm:

- Moocgan cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng là: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt

- F1 thu được 100% thân xám và cánh dài.

- Lai phân tích giữa đực của F1 với cái đen, cụt

sơ đồ lai trong thí nghiệm của moocgan

=> Dựa vào tỉ lệ kiểu hình thu được sau thí nghiệm là 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST

=> Vậy thế nào di truyền liên kết? Nếu trong một nhóm tính trạng xuất hiện hiện tượng di truyền cùng nhau và được quy định bởi các gen trên nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào thì được gọi là di truyền liên kết.

- Theo đó, mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen, các gen phân bố dọc theo chiều dài của nhiễm sắc thể vào tạo thành nhóm gen liên kết. Do đó số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội.

Ví dụ:

  • Ở người có 23 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 23
  • Ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết ứng với n = 4

II. Di truyền liên kết có ý nghĩa gì?

- Trong tế bào, nhóm gen liên kết được tạo thành từ mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen.

- Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen, giúp hạn chế được sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Từ đó đảm bảo được tính di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể.

- Đối với quá trình chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

B. Bài tập về di truyền liên kết lớp 9

I. Các dạng bài tập di truyền liên kết

1. Dạng 1: Xác định số giao tử

a) Phương pháp giải

- Gọi số cặp nhiễm sắc thể tương đồng là n, từ đó suy ra số nhóm liên kết gen = n đều chứa ít nhất một cặp gen dị hợp.

- Công thức tổng quát tính số kiểu giao tử sẽ bằng \(2^n\)

b) Ví dụ: Xác định số kiểu giao tử của cơ thể mang kiểu gen \(\dfrac {ABD}{abd}, Aa \dfrac {BD}{bd}\)

=> Hướng dẫn giải:

- Cơ thể có kiểu gen \(\dfrac {ABD}{abd}\), các gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Suy ra có \(2^1\) = 2 kiểu giao tử => Vậy ta có tỷ lệ giao tử là  ABD = abd = 1/2

- Cơ thể có kiểu gen\(Aa \dfrac {BD}{bd}\), các gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng

Suy ra có \(2^2\) = 4 kiểu giao tử => Vậy ta sẽ có tỷ lệ giao tử ABD = aBD = Abd = abd = 1/4

- Gọi số cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều chứa các cặp gen đồng hợp là a với điều kiện a phải nhỏ hơn hoặc bằng n

  Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng còn lại là n - a đều chứa ít nhất một cặp gen dị hợp.

=> Vậy ta có công thức tổng quát cuối cùng cho số kiểu giao tử  là \(2^ {n-a}\)

2. Dạng 2: Xác định kết quả lai khi đã viết gen trội - lặn, kiểu gen của P

a) Phương pháp giải

- Bước 1: Quy ước gen

- Bước 2: Xác định tỷ lệ giao tử của đời bố và mẹ (P)

- Bước 3: Lập sở đồ lai để suy ra tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con lai

b) Ví dụ: Người ta quy định tính trạng ở cây cà chua là: A - cây cao; a - cây thấp; B - quả tròn, b - quả bầu dục. Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể, liên kết gen hoàn toàn trong quá trình di truyền.

=> Hướng dẫn giải:

- Quy ước đã cho:

  • A - cây cao và a - cây thấp
  • B - quả tròn và b - quả bầu dục

- Sơ đồ lai:

  • \(P\):                                             Mẹ \(\dfrac {AB}{ab} \)                x                  Bố \(\dfrac {AB}{ab} \)
  • \(Gp\):                                      1/2 AB: 1/2 ab                          1/2 AB : 1/2 ab
  • Kiểu gen \(F1\):                                \(\dfrac {1}{4}\) AB/AB : \(\dfrac {2}{4}\) AB/ab : \(\dfrac {1}{4}\) ab/ab      
  • Kiểu hình \(F1\):                       \(\dfrac{3}{4}\) cây cao, quả tròn : \(\dfrac {1}{4}\) cây thấp, quả bầu dục

II. Trắc nghiệm di truyền liên kết

Câu 1: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình chọn giống?

A. Chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

B. Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại tạo thành nhóm gen liên kết mới.

C. Tạo nên nhóm tính trạng tốt giúp cho sự ổn định của loài.

D. A và B đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 2: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết giới tính.

C. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau.

D. Bố mẹ thuần chủng nhưng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.

=> Đáp án đúng: A

Câu 3: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là?

A. Giúp tăng biến dị tổ hợp

B. Giúp phong phú và đa dạng về loài ở sinh vật

C. Giúp tăng xuất hiện kiểu hình nhưng hạn chế về kiểu gen

D. Giúp hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp

=> Đáp án đúng: D

Câu 4: Tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm để làm thí nghiệm di truyền liên kết?

A. Vì chúng có vòng đời ngắn

B. Vì chúng dễ nuôi khi ở trong ống nghiệm

C. Vì chúng có số lượng nhiễm sắc thể ít (2n = 8)

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Khi làm thí nghiệm trên ruồi giấm, Moocgan đã theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về?

A. Màu hạt và kích thước vỏ hạt

B. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh

D. Hình dạng và mùi vị của quả

=> Đáp án đúng: C

Câu 6: Đâu là phát biểu không đúng với nhóm gen liên kết?

A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài sẽ gấp đôi số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.

B. Các gen nằm trên một nhiễm sắc thể tạo thành nhóm gen liên kết.

C. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết không tương ứng với số nhóm gen liên kết.

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 7: Khi cho lai bố mẹ (P) là: ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì đời con F1 sẽ thu được kiểu hình gì?

A. Thân xám - Cánh dài và Thân đen - Cánh ngắn

B. 100% Thân xám  - Cánh dài

C. Thân xám - Cánh ngắn và Thân đen - Cánh dài

D. 100% Thân đen - Cánh ngắn

=> Đáp án đúng: B

Câu 8: Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền: 

A. Phân li độc lập

B. Liên kết giới tính

C. Liên kết gen

D. Hoán vị gen

=> Đáp án đúng: C

Câu 9: Cho các phép lai dưới đây, hãy chọn phép lai phân tích ruồi giấm của Moocgan?

A. Thân xám - Cánh ngắn x Thân xám - Cánh dài

B. Thân xám - Cánh dài x Thân đen - Cánh dài

C. Thân xám - Cánh ngắn x Thân xám - Cánh dài

D. Thân xám - Cánh dài x  Thân đen - Cánh ngắn

=> Đáp án đúng: D

Câu 10: Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn có ý nghĩa gì?

A. Giúp hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.

B. Chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

C. Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại tạo thành nhóm gen liên kết mới.

D. Tạo nên nhóm tính trạng tốt giúp cho sự ổn định của loài.

=> Đáp án đúng: A

Câu 11: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số nhiễm sắc thể trong?

A. Bộ lưỡng bội

B. Bộ đa bội

C. Bộ đơn bội

D. Cả ba đáp án đều đúng

=> Đáp án đúng: C

Câu 12: Thí nghiệm di truyền liên kết của Moocgan để bổ sung thêm cho quy luật gì?

A. Quy luật phân ly độc lập

B. Quy luật phân ly

C. Quy luật tương tác bổ sung

D. Quy luật tương tác cộng gộp

=> Đáp án đúng: A

Câu 13: Đâu là phát biểu đúng về nhóm gen liên kết?

A. Nhóm gen liên kết là các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, di truyền cùng nhau tạo thành nhóm liên kết.

B. Nhóm gen liên kết là các gen không cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, di truyền cùng nhau tạo thành nhóm liên kết.

C. Nhóm gen liên kết là các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, di truyền không cùng nhau tạo thành nhóm hoán vị

D. Nhóm gen liên kết là các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, di truyền cùng nhau tạo thành nhóm hoán vị

=> Đáp án đúng: A

Câu 14: Đâu là đáp án đúng khi nói về ý nghĩa của di truyền liên kết?

A. Giúp tăng biến dị tổ hợp

B. Giúp phong phú và đa dạng về loài ở sinh vật

C. Giúp tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế về kiểu hình

D. Cả ba đáp trên đều đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 15: Số nhóm gen liên kết ở ruồi giấm tương ứng với số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội bằng bao nhiêu?

A. n = 23

B. n = 8

C. n = 14

D. n = 4

=> Đáp án đúng: D

Xem thêm >>> Bài tập về di truyền liên kết lớp 9 - SGK

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về di truyền liên kết cùng các dạng bài tập về di truyền liên kết lớp 9 mà muốn gửi đến các bạn học, mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Nếu thấy hay đừng quên like và share bài viết, chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247