Nội dung về thường biến và ảnh hưởng của thường biến trong Sinh học
Trong sinh học 9 chúng ta chắc hẳn đã từng nghe qua về khái niệm thường biến và đột biến. Vậy khái niệm của chúng là gì và các ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh thái là như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Ví dụ:
Để thích nghĩ với một môi trường sống tại những nơi lạnh lẽo như bắc cực, một số động vật đã biến đổi cơ thể để có một bộ lông trắng, dày lẫn với màu tuyết, nhằm giữ ấm cũng như để ẩn nấp.
Hoặc đối với mùa hè nóng nực chúng cần những bộ lông thưa hơn có màu ngả vàng hay màu hơi xám để phù hợp hơn với khí hậu. Việc các sinh vật thay đổi tính trạng của lông chính là một hiện tượng thường biến ở động vật đặc trưng. Sự thay đổi nhằm mục đích thích nghi với điều kiện sống cũng như giúp các loài vật có thể phát triển tốt hơn.
Loài chồn ecmine với đặc tính nổi bật là bộ lông màu trắng đặc trưng như tuyết có thể ngụy trang trong tuyết trắng mùa đông.
Ở nước ta có rất thực vật thường biến như lá bàng và xoan rụng rất nhiều khi mùa đông đến để giảm sự thoát hơi từ lá, bởi đặc tính cùa mùa đông là khá lạnh lẽo và khô.
Ví dụ nữa về loài hoa đặc trưng anh thảo đỏ:
Cứ đến mùa hè khi mà nhiệt độ lên tới 35 °C thì hoa sẽ chuyển sang màu trắng. Thế hệ sau của cây này khi ở nhiệt độ thấp hơn, 20 °C lại cho hoa màu đỏ. Với các loài hoa anh thảo thuần chủng màu trắng ở 20 °C hay 35 °C đều cho ra hoa màu thuần chủng là màu trắng. Chính vì vậy có thể đưa ra kết luận rằng nhiệt độ đã ảnh hưởng đến màu sắc của hoa, nhiệt độ càng cao màu của hoa càng nhạt và bị chuyển màu dần.
Một hiện tượng thường biến ở thực vật đặc trưng nữa có thể thấy là ở loại rau dừa nước:
Để thích nghi với điều kiện sống dưới nước thì chúng có cấu tạo khúc thân mọc ở trên bờ thường có đường kính nhỏ hơn, lá nhỏ hơn so với các khúc thân mọc ven bờ thường to hơn và lá lớn hơn. Trái ngược hẳn, khúc thân mọc trên dải nước lại có đường kính lớn hơn hẳn, để gia tăng bề mặt và dễ nổi trên nước, chính vì thế mà lá phải to hơn.
Sự thay đổi về da dẻ vào mùa hè sẽ khác so với mùa đông, nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác động xấu từ khi hậu và nhiệt độ từng mùa.
Công thức liên quan:
Thường gặp và phổ biến nhất. Đó là hiện tượng biến dị theo điều kiện tự nhiên không do hiện tượng di truyền từ đời cha mẹ. Loại này thường được gặp nhiều nhất là do đặc tính thích nghi sao cho phù hợp với điều kiện sống của sinh vật.
Là loại sinh ra không do các tác động vậy lý hay hóa học nào của môi trường sống gây ra. Hiện tượng này gây ra các kiểu hình có đặc điểm giống như các giống đột biến.
Là dạng biến dị không di truyền được qua một vài thế hệ theo xu hướng ngày càng giảm. Loại này không thể hiện ngay sự biến đổi mà được kéo dài qua một vài thế hệ mới thấy rõ được sự khác biệt.
Thường biến | Đột biến |
Biến đổi kiểu hình | Biến đổi kiểu gen |
Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định | Xuất hiện riêng lẻ, khó xác định |
Không di truyền | Có di truyền |
Có lợi, giúp thích nghi với môi trường và điều kiện sống | Có lợi, hại hay trung bình |
Không là nguồn nguyên liệu trong chọn lọc và tiến hóa | Là nguồn nguyên liệu trong chọn lọc và tiến hóa. |
Bài tập: Bài 25: Thường biến
Thường biến có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc vì nó hình thành những kiểu hình thích nghi với môi trường, qua đó chúng tác động trực tiếp lên kiểu hình, thông qua đó gián tiếp tác động lên kiểu gen.
Hy vọng qua bài học vừa rồi bạn có thể phân biệt thường biến và đột biến cũng như nội dung chi tiết về nó. Nếu còn thắc mắc vui lòng để lại dưới mục bình luận cho chúng tôi biết. sẽ giúp các bạn giải đáp những khúc mắc đó. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn!
Copyright © 2021 HOCTAP247