Động từ
Khái niệm: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với những từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn, cứ,còn…để tạo thành cụm động từ
Chức vụ ngữ pháp
Chủ yếu là làm vị ngữ.
Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang….
Ví dụ: Đi, học, chơi, bơi, ngủ, chạy, đau, buồn...
Phân loại
Động từ
Động từ tình thái (Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
Động từ chỉ hành động, trạng thái
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
Tính từ
Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái…
Ví dụ: Xanh, đỏ, vàng, mệt, xấu...
Khả năng kết hợp
Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắm…để tạo thành cụm tính từ.
Kết hợp hạn chế với hãy, đừng, chớ
Chức vụ ngữ pháp
Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu .
Khả năng làm vị ngữ cuả tính từ hạn chế hơn động từ
Phân loại
Tính từ
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất ,hơi, quá…)
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
Số từ
Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Hãy học bài...
Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
Mô hình cụm động từ: Gồm 3 phần
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Bài 1. Cho đoạn văn sau: "Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua...Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô"
a. Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên.
b. Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức có trong đoạn văn trên.
c. Tìm các danh từ riêng, danh từ chung, danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn trên.
Bài 2. Hãy điền các từ: học hỏi, học lỏm, học hành, vào chỗ trống trước những câu dưới đây sao cho phù hợp:
a)...........................: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
b)...........................: Nghe và nhìn thấy người ta làm rồi mới làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo
c)............................: Tìm tòi, hỏi han để học tập
Bài 3. Hãy xác định các từ loại (từ đơn, từ ghép và từ láy) ở câu sau:
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(Con Rồng, cháu Tiên)
Bài 4. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các ví dụ sau:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
Ngày xuân em hãy còn dài.
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
(Truyện Kiều Nguyễn Du)
Bài 5. Xác định từ mượn trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng (…).
(Thánh Gióng)
Bài 6. Xếp cụm động từ sau vào mô hình cụm động từ: “yêu thương nàng hết mực”
Xếp cụm tính từ sau vào mô hình cụm tính từ: “đẹp như hoa”
Xếp cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ: “một người chồng thật xứng đáng”.
Bài 7. Viết một đoạn văn 8-10 câu, gạch chân dưới những cụm danh từ, động từ, tính từ
Gợi ý làm bài
Bài 1. Cho đoạn văn sau: "Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua...Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô"
a. Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên
b. Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức có trong đoạn văn trên.
c. Tìm các danh từ riêng, danh từ chung, danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn trên.
Bài 2. Hãy điền các từ: học hỏi, học lỏm, học hành, vào chỗ trống trước những câu dưới đây sao cho phù hợp:
a) Học hành: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
b) Học lỏm: Nghe và nhìn thấy người ta làm rồi mới làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo
c) Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập
Bài 3. Hãy xác định các từ loại (từ đơn, từ ghép và từ láy) ở câu sau:
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(Con Rồng, cháu Tiên)
Bài 4. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các ví dụ sau:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
Ngày xuân em hãy còn dài.
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
(Truyện Kiều Nguyễn Du)
Bài 5. Xác định từ mượn trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng (…).
(Thánh Gióng)
Bài 6. Xếp cụm động từ sau vào mô hình cụm động từ: “yêu thương nàng hết mực”
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Yêu thương | Nàng hết mực |
Xếp cụm tính từ sau vào mô hình cụm tính từ: “đẹp như hoa”
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Đẹp | Như hoa |
Xếp cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ: “một người chồng thật xứng đáng”.
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau | |||
T2 | T1 | T1 | T2 | S1 | S2 |
Một | Người | Chồng | Thật xứng đáng |
Bài 7. Viết một đoạn văn 8-10 câu, gạch chân dưới những cụm danh từ, động từ, tính từ
Mọi ngày khi ăn cơm chiều xong cả nhà em lại quây quần ở phòng khách vừa uống trà vừa xem ti vi. Hôm qua cũng vậy em đang xem ti vi thì trông thấy cảnh miền Trung bị bão lụt, nước dâng lên thật cao.
Để củng cố lại kiến thức về tiếng Việt đã được học trong học kì 1 lớp 6, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập Tiếng Việt.
Copyright © 2021 HOCTAP247