Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp
Diện tích (nghìn ha)
Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su
281,3
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Cà phê
53,6
Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ tiêu
27,8
Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Điều
158,2
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
Cây công nghiệp
Diện tích (nghìn ha)
Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su
281,3
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Cà phê
53,6
Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ tiêu
27,8
Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Điều
158,2
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
- Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
- Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.
+ Cà phê phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu phân bố ở Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.
* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.
+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Copyright © 2021 HOCTAP247