Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
Bảng 35.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 1999.
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
407
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,4
1,4
Tỉ lệ hộ nghèo
%
10,2
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
342,1
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
88,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
71,1
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,1
23,6
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
407
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,4
1,4
Tỉ lệ hộ nghèo
%
10,2
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
342,1
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
88,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
71,1
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,1
23,6
- Dân cư:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).
+ Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 407 người/km2, cả nước là 233 người/km2), gấp 1,75 lần cả nước.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).
+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
Copyright © 2021 HOCTAP247