Soạn tổng quan văn học Việt Nam là bài mở đầu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập một. Qua bài soạn này, chúng ta sẽ nắm rõ hơn quá trình phát triển của văn học dân gian và văn học viết trong nền văn học Việt Nam. Đồng thời hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. Hãy theo dõi bài soạn để nắm rõ hơn nhé.
Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
- Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
+ Văn học trung đại Việt Nam là nền văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:
Văn học chữ Hán:
Thời gian: Văn học chữ Hán tồn tại từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
Thành tựu: Thơ văn yêu nước và thơ thiền thời Lí - Trần; Văn xuôi như truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, kí sự, …
Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, … Họ là các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn thời trung đại.
Văn học chữ Nôm:
Thời gian: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX.
Thành tựu: Nền văn học có sự tiếp thu chủ động, sáng tạo thể thơ Đường luật; Các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các thể loại văn học dân tộc.
Tác giả tiêu biểu: Thơ nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương; Truyện Nôm bác học của Nguyễn Du, Phạm Thái; Truyện Nôm bình dân.
Xem thêm:
Soạn Tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn, đủ ý
+ Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
Văn học Việt Nam hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học hiện đại có sự khác biệt rõ rệt so với văn học trung đại:
Về tác giả: Đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp đã xuất hiện. Họ lấy việc sáng tác làm nghề nghiệp.
Về thể loại: Tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói, … đã phát triển và dần thay thế các thể loại cũ.
Về đời sống văn học: Đời sống văn học trở nên năng động, sôi nổi hơn nhờ có báo chí, kỹ thuật in ấn hiện đại.
Về thi pháp: Thi pháp mới đang dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. (Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã được thay thế bằng lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ)
Từ năm 1945: Nền văn học mới ra đời và phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1975: Nền văn học nước nhà bước sang một giai đoạn phát triển mới. Nền văn học đã phản ánh được hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.
Soạn tổng quan văn học Việt Nam đầy đủ, chi tiết
Làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:
*Con người Việt Nam trong bốn mối quan hệ đa dạng bao gồm: Thế giới tự nhiên; quốc gia, dân tộc; xã hội; ý thức về bản thân.
- Thứ nhất, con người Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên
+ Thiên nhiên và con người vốn dĩ có mối quan hệ gắn bó thân mật, khó mà tách bạch. Trong văn học, tình yêu thiên nhiên là một nội dung hết mực quan trọng. Biểu hiện trước hết là:
+ Trong văn học dân gian: Hình ảnh thiên nhiên như núi và sông, cánh đồng, bến nước, cây đa, …trong ca dao, dân ca đã tạo nên sự đa dạng và nét đặc sắc riêng biệt của mỗi vùng miền trên đất nước.
+ Trong văn học trung đại: Hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ. Điển hình như tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng; đề tài ngư, tiều, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh cao, ẩn dật, không màng đến danh lợi của nhà nho.
+ Trong văn học hiện đại: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu đất nước, quê hương, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Một số hình tượng như sóng biển, bông sen, bông bưởi, … thường gắn liền với những kỉ niệm đẹp của tình yêu.
- Thứ hai, con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc
+ Dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần yêu nước. Trong văn học dân gian, tinh thần ấy được thể hiện ở những phương diện như tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, lòng căm thù đối với kẻ thù xâm lược. Trong văn học viết, tinh thần ấy lại được biểu hiện ở ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc; niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc. Dù ở thời kì nào thì nhìn chung lòng yêu nước trong văn học nước nhà thể hiện ở tình yêu quê hương, niềm tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước chói lọi những chiến công, …
+ Các tác gia và tác phẩm tiêu biểu: Tác gia văn học yêu nước lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, … Tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, …
- Thứ ba, con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội
+ Nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam: Xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó là hình ảnh những ông tiên, ông Bụt toàn năng hay cứu giúp người khốn khổ trong văn học dân gian; đó là ước mơ về xã hội Nghiêu – Thuấn trong văn học trung đại, …
+ Trong văn học dân gian, các nhà văn đã lên tiếng chế giễu, tố cáo giai cấp thống trị đã áp bức bóc lột nhân dân. Còn trong văn học trung đại, họ đã tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thương với những người bị áp bức. Và một lần nữa các nhà văn đã miêu tả hiện thực đen tối, phơi bày những cảnh đời đau khổ của người dân trong nhiều tác phẩm, trong nền văn học hiện đại.
+ Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam. Trong nhiều tác phẩm, nhân vật văn học hiện lên không chỉ là nạn nhân của xã hội áp bức, bất công. Mà họ còn là những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm và quyền sống cho chính mình.
+ Một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc là cảm hứng xã hội sâu đậm.
- Thứ tư, con người Việt Nam và ý thức về bản thân
+ Trong những hoàn cảnh xã hội đặc biệt (chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt), con người sẽ đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tinh thần hy sinh cái tôi cá nhân đến mức khắc kỉ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác, con người trong sáng tác đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc của cuộc sống trần thế.
+ Con người trong các khúc ngâm, trong thơ Hồ Xuân Hương, trong văn xuôi Tự Lực văn đoàn, … biểu hiện cho con người trong các hoàn cảnh khác.
Trên đây là bài soạn Tổng quan văn học Việt Nam. Hy vọng qua bài soạn bạn sẽ hiểu rõ hơn về nền văn học Việt Nam và đạt được kết quả học tập tốt nhất. Đừng quên theo dõi các bài soạn 10 khác trên CungHocVui nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247