Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Khái quát văn học dân gian Việt Nam Soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam đầy đủ - Văn 10

Soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam đầy đủ - Văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài học Khái quát văn học dân gian Việt Nam, sẽ mang đến cho các bạn bài Soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam đầy đủ nhất và hệ thống kiến thức chi tiết nhất dành cho bài học này. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Câu 1 (Trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

   Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

a) Văn học dân gian có tính truyền miệng

- Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại chủ yếu của văn học dân gian Việt Nam, bởi từ ngàn xưa, khi chưa có chữ viết, sách vở thì con người ta đã bắt đầu sử dụng văn học dân gian như một phương thức của sự truyền miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

=> Tính truyền miệng chính là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt giữa văn học dân gian và văn học viết.

- Tính chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng miệng cho người khác, thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này sang vùng khác), và theo thời gian (từ thế hệ trước sang thế hệ sau).

- Tính truyền miệng được biểu hiện qua diễn xướng dân gian, tạo nên tính dị bản (sự biến tấu, thay đổi qua người này, người kia) giúp hoàn thiện tác phẩm ngày càng tròn trịa hơn.

b) Văn học dân gian có tính tập thể

- Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian được diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng, nghĩ ra, sau đó sẽ được tập thể hưởng ứng tham gia sửa chữa, thêm bớt và hoàn thiện tác phẩm đó.

- Tác phẩm dân gian sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể. Đây cũng là một trong những tính tất yếu của sự truyền miệng.

=> Hai đặc tính của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể này đều tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển của văn học dân gian, chúng luôn song hành cùng nhau và không tách rời nhau, làm nền một điểm không thể nhầm lẫn được của văn học dân gian so với văn học viết.

c) Văn học dân gian có tính thực hành

- Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng (hò chèo thuyền, hò đánh cá…), do đó nó có tính thực hành rất rõ nét

- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường hình thành, lưu truyền và biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối cả về khía cạnh nội dung, hình thức của tác phẩm văn học dân gian lúc bấy giờ.

-  Những sinh hoạt cộng đồng như là cuộc sống hằng ngày, công việc, đều trở thành nguyên nhân, là cảm hứng để họ sáng tác văn học dân gian.

Câu 2 (Trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

   Định nghĩa và ví dụ của các thể loại văn học dân gian:

   Cùng tìm hiểu qua bảng dưới đây nhé!

Khái quát văn học dân gian Việt nam

Xem thêm Tổng quan Văn học Việt nam

Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam

Câu 3 (Trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

   Có thể tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian như sau:

- Không thể phủ nhận rằng: Văn học dân gian chính là kho tri thức khổng lồ và vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc trên khắp đất nước:

+ Vốn tri thức mà văn học dân gian cung cấp thuộc đủ mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta: tự nhiên, xã hội và con người.

+ Những vốn tri thức dân gian chủ yếu là các kinh nghiệm được tích lũy rất lâu đời, được nhân dân đúc kết từ thực tế cuộc sống, mang lại bài học quý giá cho các thế hệ sau.

- Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người:

+ Những giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian với chúng ta chính là tinh thần nhân đạo và lạc quan mà nó mang lại

+ Chính những giá trị ấy đã tôi luyện lên những phẩm chất tốt đẹp, cao cả của người dân Việt Nam.

- Văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên nét bản sắc văn hóa riêng cho nền văn học dân tộc.

+ Văn học dân gian thường là những bài học, những kinh nghiệm vô cùng quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những thước đo về sự mẫu mực xứng đáng để học tập.

+ Ngoài ra, văn học dân gian xưa với các tác phẩm mà ông cha ta để lại còn là một tài liệu để chúng ta tìm hiểu thêm về cuộc sống của tổ tiên, của ông cha ta ngày trước.

Thông qua bài Soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam với những tính chất, những thể loại được nêu ra cụ thể và các ví dụ, hy vọng các bạn học sinh sẽ có thêm một tài liệu hữu ích về học bài học này cũng như hiểu thêm về nền văn học dân gian xưa kia. Chúc các bạn học tập tốt!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247