Chiến tranh giữa các phe phái phong kiến liên miên thế kỉ XVI đã đẩy bao số phận, bao con người, bao gia đình vào cảnh éo le, đau thương, tan nát. Thấu hiểu tận lòng nỗi khổ ấy, Nguyễn Dữ đã viết về họ, đặc biệt là người phụ nữ với tấm lòng yêu thương, và sự cảm thông sâu sắc. Đọc Người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lúc ta bắt gặp những gửi gắm đầy nhân văn ấy của nhà văn.
Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc bởi những phẩm chất cao quý nhưng cuộc đời lại đầy oan khổ của một người con gái.
Vũ Nương là nhân vật trung tâm của câu truyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu là đảm đang, tháo vát, chung thuỷ và khát khao hạnh phúc gia đình. Nhưng cái xã hội nam quyền đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan khuất đầy bất hạnh.
Mặc dù sống dưới xã hội phong kiến nhưng Vũ Nương luôn biết hi sinh cái của riêng mình để đạt cái lớn lao đó là một gia đình êm ấm hoà thuận. Sau khi tiễn chồng đi bằng những lời mặn nồng tha thiết, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con một mình, nàng cũng hết mình chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, thuộc thang lễ bái và chôn cất mẹ chồng chu đáo như đứa con đẻ không suy bì phân tính thiệt hơn.
Mặc dù Trương Sinh là người khô khan, lạnh lùng, ít học lại hay đa nghi, nhưng Vũ Nương luôn biết giữ gìn, ăn nói có chừng mực, khuôn phép. Cho dù năm tháng xa cách, nàng vẫn luôn giữ mình, giá sạch tiết trong. Bởi thế, khi bị Trương Sinh nghi ngờ nàng chỉ một mực kêu oan, cuối cùng nàng đã đến bến Hoàng Giang tự vẫn, ngửa mặt lên trời mà thề thốt cho lòng mình. Không thể tự minh oan cho mình nàng đã nhờ dòng sông minh oan giúp.
Khi đã trở về với thế giới bên kia, Nguyễn Dữ với mong muốn hoàn thiện thêm tính cách của Vũ Nương và những nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nàng phải được người đời khẳng định trước sau như một. Đó là người phụ nữ thuỷ chung, khát khao hạnh phúc. Nàng nghe lời cha mẹ lấy Trương Sinh để tìm thú vui “nghi gia, nghi thất”, nhưng nay “bình rơi trâm gãy”, tuyết bông hoa rụng cuống. Tuy thế nàng vẫn luôn thao thức trăn trở nhớ về quê hương, nhớ chồng, thương con da diết. Do đó khi Trương Sinh lập đàn tế lễ nàng đã trở về. Điều đó đã khẳng định Vũ Nương là con người nhân hậu, giàu tình yêu thương.
Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu ràng buộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Nàng đi lấy chồng là do sự sắp đặt của gia đình. Trương Sinh vì giàu có mà lấy được Vũ Nương. Nhưng chàng Trương vốn ít học lại hay ghen và đa nghi, do đó những mầm mống bất hoà đã ủ sẵn trong gia đình Trương Sinh đó là sự nghi kị, ngờ vực.
Những tưởng, sự trở về của Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho Vũ Nương và gia đình. Nhưng không, đây lại là lúc “đất bằng nổi sóng”, từ sự nghe lời con trẻ, cộng tính ích kỉ, ghen tuông, bệnh hoạn của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chân tường cuộc sống. Nàng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của dòng sông để minh oan cho lòng mình. Cuộc đời của nàng đã nhiều lần gắng gượng và vượt lên số phận nhưng không thoát khỏi kiếp trầm luân của chế độ nam quyền độc đoán chà đạp và ức hiếp con người.
Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương đau đớn ngậm ngùi. Nhưng có lẽ đây là cách giải quyết tốt nhất của tác giả giải thoát cho số phận đê cho nàng sổng dưới thuỷ cung mới có thể tìm được hạnh phúc chính đáng và chốn nương thân che chở cho những kiếp đời bất hạnh.
Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã mạnh dạn đưa ra những lời tố cáo và phê phán xã hội đanh thép không chỉ bằng yếu tố hiện thực mà còn bằng cả yếu tô truyền kì.
Trước và sau Vũ Nương ta bắt gặp Thị Kính, Thuý Kiều họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến. Dù bị oan khuất, bị vùi dập, thậm chí phải trả giá cho nỗi oan của mình bằng mạng sông nhưng ở họ nét đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng đáng để cho người đương thòi và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, trân trọng.
Copyright © 2021 HOCTAP247