Ra-ma buộc tội Xi-ta trước mặt đông đảo quần thần của mình sau khi chiến thắng Ra-va-na là để khẳng định danh dự của bán thân. Vì nếu khùng tuyên bỏ ruồng bỏ Xi-ta, Ra-ma sẽ bị người đời chê cười là đã chấp nhận một người vợ từng sống trong cung điện của kẻ thù. Đáp lại hành động đó của Ra-ma, Xi-ta quyết định bước vào dàn hỏa thiêu, nhờ thần lửa A-nhi chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình Cả Xi-ta lẫn Ra-ma là những nhân vật trọng danh dự. Họ là mẫu nhân vật lí tưởng của cộng đồng, luôn khẳng định sự cao cả và lòng chung thủy của mình trước mọi thử thách, gian nguy.
Hoàn cảnh buộc tội và minh oan giữa Xi-ta và Ra-ma là hoàn cảnh mang linh cộng đồng. Trước mặt toàn thể quần hùng, những người vừa vào sinh ra tử đề ‘liêu diệt quỷ vương Ra-va-na xấu xa, độc ác, Ra-ma lên tiếng buộc tội Xi-ta. Và cũng trước bấy nhiêu người, Xi-ta lên tiếng bảo vệ mình. Cả hai nhân vật đều được đặt trước tình huống thử thách về đức hạnh. Đấy chính là tiêu chí đạo đức mà cộng đồng đặt ra cho họ.
Nếu Ra-ma chấp nhận ngay Xi-ta mà không thử thách nàng, thì người đời sẽ chê trách chàng vì tình yêu thương mà bỏ qua tội lỗi (nếu có) của nàng. Còn nếu Xi-ta không tự chứng minh được mình trong sạch trước mọi người thì cuộc sống của nàng sau này với Ra-ma sẽ khó có thể bình yên vì sự đàm tiếu của người đời. Do vậy, sau khi chiến thắng kẻ thù, ngay lúc đoàn tụ, Ra-ma và Xi-ta phải vượt qua một thử thách khắc nghiệt nữa, thử thách này không chí hướng ra bên ngoài mà còn hướng vào bên trong, vào thế giới tâm hồn của chính họ. Đấy là cái cửa ải khó khăn bậc nhất. Nếu vượt qua, nếu chiến thắng, họ sẽ trở thành những người anh hùng thực sự, những người kết tinh lí tưởng cộng đồng.
Với hoàn cảnh này, tiếng nói của cả Ra-ma lẫn Xi-ta đều là tiếng nói dõng dạc nhân danh cộng đồng. Họ đặt ý thức cộng đồng lên ý thức cá nhân. Nhẫn nại, kiên trì theo đuổi lí tưởng cộng đồng cho dù trong tâm can của họ, nỗi khắc khoải về tình cảm cá nhân luôn thổn thức. Nói như vậy không có nghĩa hoàn cảnh buộc tội - minh oan ở đây có sự mâu thuẫn giữa vấn đề cá nhân và cộng đồng. Hoàn toàn không phải như vậy. Hành động của cả Ra-ma lẫn Xi-ta đều cho thấy sự thống nhất cao độ giữa hai giá trị ấy.
Sau khi khẳng định tài năng và chiến tích của bản thân và đồng minh: "Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả... Ngày hôm nay, việc chàng Ha-nu-man hảo hán vượt biển đã kết thúc thành công... Ngày hôm nay, tài nghệ và những lời khuyên sáng suốt của Vi-phi-sa-na đã hoàn toàn được chứng tỏ...", Ra-ma nhấn mạnh đến mục đích hành động của mình: "chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù VỚI sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường".
Ở đoạn đầu của văn bản căn cứ theo lần xuống dòng), Ra-ma chưa hề có ý gì là buộc.tội. Chàng chỉ tập trung khẳng định bản thân và sức mạnh của các đồng minh. Tuy nhiên, sự khẳng định này vẫn tuân theo những nghi thức cộng đồng: “Kẻ nào bị quân thù lãng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường”. Trong lập luận của Ra-ma, người đọc còn thấy chàng đã đứng cả về phía Xi-ta: "Nàng bị gã Rắc-sa-na tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mật ta, đó là do số phận nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống”.
Rõ ràng, trong chuỗi lời lẽ đó chưa có gì là trách móc hay hàm ý buộc tội. Thế nhưng, cần nhớ Ra-ma lúc này phát ngôn không với tư cách là người chồng của Xi-ta mà với tư cách là một đấng quân vương. Chính vị thè phát ngôn này đã dần khoét sâu thêm khoảng cách quan hệ gia đình chồng - vợ. Những cụm từ chỉ thời gian được lặp lại “ngày hôm nay”, “ngày hôm nay” càng góp phần nhắc nhở ý thức về con người cộng đồng của vị vua Ra-ma.
Chính người kể đã xen ngôn từ miêu tả của mình vào mạch đối thoại của Ra-ma với quần thần để tạo đột biến: "Lòng Ra-ma đau như cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác”. Nếu không có sự “can thiệp” này của người kể thì người đọc rất khó theo dõi mạch diễn thuyết của Ra-ma. Bởi lẽ đang phân tích giá trị hành động tiêu diệt Ra-vii-na (để trả thù sự lăng nhục cá nhân, để giải thoát cho dàn chúng khỏi sự tác oai tác quái của quỷ vương), Ra-ma đi đến kết luận: "Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù”.
Đã có sự đột biến trong chuỗi ngôn từ của Ra-ma. Sự đột biến này cho thấy tình thực Ra-ma không hề muốn kết tội Xi-ta bởi trong lòng chàng không nảy sinh sự hoài nghi về lòng thủy chung của vợ, nhưng trước mặt mũi người, Ra-ma không thể còn sự lựa chọn nào khác. Sự tài tình trong cách kể chuyện ở đây là ngay từ đoạn đầu, người kể đã để cho Ra-ma nói với tư thế là con người cộng đồng. Đoạn tiếp theo, tuy Ra-ma nói với Xi-ta, với vợ nhưng không phải trên cương vị của người chồng mà trên cương vị của một vị vua với bề tôi, một thần dân đặc biệt. Ra-ma vì cộng đồng mà phải đưa ra lời phán quyết ấy. Điều đó được người kể phân tích rõ: ‘'lòng Ra-ma đau như cắt".
Bởi thế, càng nói lời buộc tội Xi-ta, cõi lòng Ra-ma càng thêm tan nút. Ở đây, tuy người kể không đi sâu phân tích nội tâm do đặc trưng của sử thi nên người kể chỉ có thể "nói hộ" hoặc phân tích bằng đôi dòng, đôi chữ) nhưng những diễn biến tâm lí nhân vật vẫn được người đọc hình dung rõ Mỗi lời ruồng bỏ Xi-ta tựa một nhát dao Ra-ma tự cứa vào lòng mình: “Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người đau mắt... Nàng muốn đi đâu tùy ý... nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na, Bha-ra-ta... hay nếu nàng thích, nàng có thể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được”.
Ra-ma tuy nói dứt khoát như thế nhưng vẫn không giấu được sự "do dự", "không muốn” trong lời ruồng bỏ của mình. Đấy chính là lối vừa buộc tội vừa cầu xin sự tha thứ. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta... Nay ta phải nghi ngờ tư cách nàng". Không ít lần, Ra-ma gắn sự buộc tội với mệnh lệnh thức phải và với bổn phận danh dự gia d'.nh: “Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nằng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta?” Đã rõ, nếu không vì gia đình thì Ra-ma hẳn đã đưa ngay Xi-ta về.
Nguyên nhân Ra-ma dùng để buộc tội Xi-ta là vì “nàng đã lưu giữ lại láu trong nhà một kẻ xa lạ”. Nguyên nhân này được Ra-ma nhắc lại ba lần: “Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”.
Với Ra-ma, việc Xr-ta bị bắt cóc hoàn toàn không có lỗi mà chi là “do số phận nàng xui nên”. Những việc Xi-ta "ở trong vạt áo”, “trong nhà” Ra-va-na lau ngày thì khó có thể tránh khỏi bị nghi ngờ. Như thế, mục đích kết tội của Ra-ma còn đồng nghĩa với việc giúp Xi-ta nhận thức được tình thế, nhận thức được sự nghi kị của người ngoài nhằm vào đầu để thanh minh. Biện pháp lặp được người kể sử dụng đầy hiệu quả. Liên tục lập đi lập lại lời buộc tội vì danh dự gia đình và địa vị bản thân, Ra-ma vừa ngầm thanh minh với Xi-ta rằng bản thân chàng không muốn thế; đấy là việc bất đắc dĩ. Đồng thời việc lập ấy lại "mách nước” để Xi-ta biết cách xử trí tình huống. Quả là đôi bề lưỡng tiện. Ngoài mặt thì trách giận nhau nhưng trong lòng lại đứng về một phía. Ra-ma cao cá, thông minh theo đúng nghĩa là một đấng minh quân. Lời buộc tội của Ra-ma, vì thế chủ yếu là mang tính nghi thức.
Xi-ta minh oan qua lời buộc tội lại Ra-ma: cấu trúc của văn bản thật đặc biệt. Chủ yếu bao gồm hai lời thoại của Ra-ma và Xi-ta. Lối thoại này cũng thật đáng chú ý. Cả hai nói về nhau nhưng thực chất là hướng ra công chúng, đối tượng thứ ba. Họ lấy nhau làm cái cớ để “nói” với tất cả những ai có mật hôm đó và cả những ai đang đọc câu chuyện của họ hôm nay). Lối nói ấy không cốt nhàm để giải quyết vấn đề riêng tư giữa hai vợ chồng mà cốt giải tỏa những vấn đề lớn, mang tính cộng đồng.
Lời lẽ của Xi-ta cũng giống hệt Ra-ma, mang tính hùng biện và logic chặt chẽ. Ra-ma buộc tội đến đâu, Xi-ta phản công đến đó. Tuy nhiên, kiểu đối đáp ăn miếng trả miếng này không giống với đối thoại hiện đại, bởi lẽ Ra-ma cứ thuyết trình một thôi một hồi rồi đến lượt Xi-ta hùng biện cả tràng dài. Vì lí do này, chúng ta có thể chia văn bản theo bố cục gồm hai phần: lời của Ra-ma và lời của Xi-ta. Lời của hai nhân vật này giống nhau ở chỗ đều dài và không một ai có ý cắt ngang lời người kia.
Khi Ra-ma gọi Xi-ta: "Hỡi phu nhân cao quý!” thì sau đó Xi-ta đáp lại "Hỡi Đức vua!”. Cả hai đều ý thức rõ “vai” của mình, cả hai đều "buộc tội” nhau và đều có sự thay đổi thái độ, giọng điệu rất linh hoạt trong khi nói. Ngay trong vế đầu của câu đầu tiên Xi-ta “buộc tội” Ra-ma là lời trách móc: “Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy với thiếp”, thì vế thứ hai đã có sự “nâng cấp” về thái độ: “giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn?” Tiếp đó là câu khẳng định phẩm giá: “Thiếp đâu là người như chàng tưởng!”, rồi mang cả danh dự ra bảo đảm: "Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp”.
Lí lẽ của Xi-ta thật sắc sảo. Ra-ma viện ẩn danh dự cá nhân để ruồng bỏ Xi-ta thì Xi-ta lại mang chính danh dự cá nhân của mình ra đảm bảo. Hơn thế nữa, Xi-ta dồn dập tấn công Ra-ma bằng cách phân tích cho Ra-ma thấy đồng thời cũng cho mọi người chứng kiến nghe) ràng lối buộc tội đó là vô căn cứ, là tự hạ thấp danh dự, vị trí của mình xuống hàng thấp hèn: “Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải.”
Tiếp đó, Xi-ta buộc tội Ra-ma không hiểu mình: “Nếu chàng có hiểu thiếp chút đính thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi”. Xi-ta diễn đạt rất sắc sảo. Câu nói dùng lối giả thiết (nếu... thì) nhưng thực chất là khẳng định, là nhằm đánh thức sự tự trọng, lòng cảm thông từ Ra-ma.
Tiếp tục, Xi-ta dùng lối nói “gậy ông đập lưng ông”. Khi Ra-ma dùng “số mệnh” để bào chữa cho sự thiếu cảnh giác của mình, để Ra-va-na bắt cóc Xi-ta, thì Xi-ta cũng dùng “số mệnh” để biện minh cho việc bị Ra-va-na đụng chạm: “Chàng xem, Ra-va-na đã đụng tới thiếp khi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thế nào tránh được? Và điều đó, chi có số mệnh của thiếp là đáng bị chê trách”. Đáo để hơn, Xi-ta đưa điều đó ra làm một mệnh đề tương phản để nêu bật lên tình cảm son sắt của mình: "những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.”
Xi-ta hai lần nhấn mạnh đến tình thế "bị buộc phải” của mình trong đoạn văn chi có mấy câu: lần thứ nhất “thiếp đang chết ngất đi”, lần thứ hai “thiếp hoàn toàn ờ dưới quyền lực của hắn”. Như thế, Xi-ta hàm ý, lần đầu nàng không hay biết gì, lần thứ hai nàng không thể chống cự. Cả hai lần này nhằm hướng tới kết luận: Ra-va-na có thể bắt được Xi-ta nhưng không thể khuất phục, chiếm lĩnh được tình cảm của nàng. Qua sự nhấn mạnh này, Xi-ta đưa ra một quan niệm đúng đắn về thanh danh: bao gồm tình yâu và tâm hồn. Vậy nên, thể xác và sự đụng chạm thể xác do hoàn cảnh không hẻ tổn hại đến thanh danh. Thanh danh chỉ mất khi tâm hồn và tình cảm được chính Xi-ta tự nguyện trao cho Ra-va-na. Nhưng điều đó thì chẳng thể xảy ra bằng hùng biện về lẽ phải trái, về phẩm giá của mình, Xi-ta đột ngột chuyển sang trách móc Ra-ma: “Hồi chàng phái Ha-nu-man tới dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp?” Những câu hỏi được Xi-ta liên tục đưa ra, nhưng không phải tìm câu trả lời mà cốt để chảng định và dẫn dắt câu chuyện tiếp diễn. Với Xi-ta, nàng sống vì bán than trang sạch và tin tướng Ra-ma thấu hiểu sự trong sạch đó. Nhưng lúc này, Ré-ma nghi ngờ thì Xi-ta sẽ không thiết sống nữa. Thái độ quyết liệt trong tình cảnh của Xi-ta được bộc lộ qua câu nói nếu biết trước “sự từ bỏ” của Ra-ma thì Xi-ta đã tự kết liễu minh. Như thế, ý nghĩa sống của Xi-ta là ra-ma và tml yêu, cùng với niềm tin của Ra-ma dành cho mình. Khi không còn những điều đó thì Xi-ta không còn muốn sống nữa.
Trong cơn giận của mình, trong lời trách móc nặng nề của Xi-ta, nếu tinh ý, người đọc sẽ nhận thấy Xi-ta chỉ ra điểm mâu thuẫn ở Ra-ma: “Mà sự thể đã như vậy, thì chàng chẳng cần phải mạo hiểm để có thể nguy hại đến bản thân mình. Có lẽ chính Xi-ta phần nào cũng đã phát hiện ra sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của Ra-ma. Và có lẽ chính Xi-ta cũng thấu hiểu tình huống khó xử của chồng ở cương vị một đấng quân vương, là hiện thân của đức hạnh cộng ding.
Xen ra thì chuyện cá nhân giữa Ra-ma và Xi-ta chẳng có gì to tát vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa con người cá nhân và con người cộng đồng được đặt ra và giải quyết như thế nào? Cả Ra-ma lẫn Xi-ta tự thân đã ý thức được sự tồn tại và những thử thách khắc nghiệt của mối quan hệ này. Vậy nên, trong lời buộc tội của Ra-ma, người đọc cảm nhận được lòng dũng cảm vô biên khi Ra-ma chế ngự tình cảm riêng tư để phát biểu với tư cách là một công dân miu mực. Trong lúc đó, Xi-ta, người bị buộc tội, ban đầu có thoáng chút ngỡ ngàng, nhưng đã kịp thời chống đỡ, buộc tội trở lại Ra-ma, để xứng đáng là con người trọng danh dự như Ra-ma. Với Xi-ta, tội lỗi lớn nhất ở Ra-ma là đánh mất niềm tin vào lòng thủy chung của vợ, nói rộng hơn là đánh mất niềm tin vào các giá trị vĩnh hằng. Một khi đánh mất niềm tin thì con người rất có khả năng trở nên vô cùng độc ác, hành động của họ sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Lập luận của Xi-ta, xét ở góc độ này, đã đạt tới tầm triết học nguyên nhân gây nên sự nghi ngờ, đánh mất niềm tin là vì thiếu hiểu biết và bị "cơn giận giày vò”:
“Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường."
Xi ta không bảo thẳng Ra-ma là "thấp hèn” mà dùng lối nói giả định “như một người thấp hèn”. Lời nói này vừa mang tính buộc tội, đồng thời lại mang tính khơi gợi lòng hào hiệp của người anh hùng. Tuy nhiên, trên bề mặt, đây là câu trích móc nhằm đưa ra một luận điểm (không như một phụ nữ tầm thường để chứng minh hoàn toàn khác những phụ nữ tầm thường
Bắt đầu từ cái tên: Gia-na-ki. Xi-ta giải thích cái tên ấy có liên quan đến vua Gia-na-ka chứ không phải “thiếp sinh ra trong gia đình đó”. Nếu là dòng dõi vua chúa, Xi-ta không phải là "phụ nữ tầm thường”, đằng này còn hơn cả thế, Xi-ta là con của Đất mẹ: “chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi”. Vậy nên, gốc gác của Xi-ta còn cao quý hơn cả gốc gác vua chúa. Vì vậy, danh dự của Xi-ta cũng lớn hơn.
Đây là chi tiết hoang đường, huyễn ảo đầu tiên của văn bản. Đưa ra chi tiết này, người kể nhằm tôn vinh Xi-ta, mặt khác là để làm điểm tựa cho nhiều chi tiết huyễn ảo khác xuất hiện. Sử thi, như chúng ta đã biết là thể loại thoát thai từ thần thoại nên ở đó việc xuất hiện thần linh cũng như các yếu tố li kì, siêu thực là điều không thể tránh. Xi-ta là con của Đất mẹ Pri-thi-vi. Cái tên Xi-ta mang nghĩa là luống cày vì lí do nàng xuất hiện ngay trên đường cày đầu tiên của vua Gia-na-ka. Dấu hiệu phi thường này nhằm minh chứng cho sự khác thường của Xi-ta. Người cổ đại (Đông cũng như Tây) đều tin vào điều đó. Một nhân vật xuất chúng bao giờ cũng sở hữu một đặc điểm khác người nào đó. Thường thì đặc điểm ấy gắn với thế giới thần linh và đặc điểm thần linh lại minh chứng, khẳng định phẩm chất và giá trị của nhân vật trước cộng đồng.
Sau khi buộc tội Ra-ma không hiểu “bản chất” khác người của mình và sau khi xác định “tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích”, Xi-ta quyết định hiến mình cho ngọn lửa. Đến đây, hành động và lời nói của Xi-ta lại chứa đựng mâu thuẫn. Một mặt Xi-ta muốn “từ bỏ tấm thân cho ngọn lửa” nhưng mặt khác thì Xi-ta lại “cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con”. Như thế, ngay trong chính hành động bước vào lửa của Xi-ta đã bao hàm hai ước nguyện trái khoáy: vừa muốn sống, vừa muốn chết. Điều này cho thấy bút pháp tài tình của Van-mi-ki trong việc thể hiện tâm lí nhân vật. Sử thi do đặc điểm hoành tráng và thiên về tính cộng đồng nên các nhà văn thường không chú ý đến việc miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, với sứ thỉ Ấn Độ, do ra đời muộn khi các quan hệ đời sống vật chất xã hội, tinh thần đã phát triển cao nên dấu ấn của nó cũng được thể hiện trong tác phẩm. Ra-ma và Xi-ta là những nhân vật được thể hiện với chiều sâu nội tâm nhất định.
Xi-ta muốn chết vì giận chồng ruồng rẫy. Nhưng đồng thời Xi-ta lại muốn sống để chứng minh với chồng và mọi người rằng sự nghi ngờ và ruồng rẫy đó là sai trái. Dễ hiểu trong tình huống này là dẫu sống hay chết thì tình cảm của Xi-ta đối với Ra-ma sẽ không còn như trước. Do vậy, tuy chứng minh được mình trong sạch, thần lửa A-nhi bảo vệ Xi-ta vì sự trong trắng của nàng nhưng vết rạn của sự hoài nghi lòng chung thủy đó sẽ ngày càng nới rộng hơn, đến mức sau này Ra-ma đuổi Xi-ta đi. Đấy chính là quy luật tâm lí diễn biến rất thực của thiên sử thi khi viết về số phận nàng Xi-ta.
Câu nói của Xi-ta với Lắc-ma-na cũng là một dạng lời có cánh của sử thi bin lời nói ấy lại chủ yếu hướng đến Ra-ma và tất thảy mọi người chứ không riêng gì với Lác-ma-na. Qua lời nói đó, người đọc sẽ nhận thấy vẻ bi thương của thân phận người phụ nữ cổ đại Ấn Độ. Việc chấp nhận cái chết của Xí-ta xuất phát từ hai nguyên do "chồng chị không hài lòng về chị,... đã ruồng rẫy chi trước mặt mọi người". Nguyên do đầu chi có tính chất riêng tư, nguyên do thứ hai lại mang tính cộng đồng trước mặt mọi người. Câu nói này hàm chứa ý nghĩ cam chịu. Mặt khác nó còn cho thấy Xi-ta rất coi trọng danh dự và sẵn sàng chết vì danh dự đó.
Trong lời cầu khẩn thần A-nhi trước khi bước vào giàn hỏa thiêu, Xi-ta cúng nói hai câu mang hàm nghĩa liêng - chung đó: câu đầu khẳng định tình cảm cá nhân của mình với Ra-ma (nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma), câu sau lại nhân danh số đông, phụ nữ nói chung (Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối). Chính lối nói luôn dịch chuyển từ vấn đề cá nhân sang cộng đồng này là đặc điểm nổi bật nhất của văn bản. Nó mang lại những khái quát, gợi mở những ý tưởng sâu xa về sự tồn tại của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. Viết về những vấn đề lớn của thời đại, của người anh hùng, trong tác phẩm Van-mi-ki cũng không quên những vấn đề thuộc về con người, thuộc về bản chất nhân sinh.
Xem thêm >>> Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Pê nê lốp
gửi bạn bài viết hướng dẫn, tham khảo trình bày cách hiểu và suy nghĩ về đoạn trích Rama buộc tội (Trích sử thi Ramayana), chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247