Với truyện cười Tam đại con gà, xin gửi đến các bạn bài soạn Tam đại con gà đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Khái niệm:
Truyện cười là những mẩu truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, logic và được kết thúc bất ngờ. Truyện thường kể về những sự việc, hành vi trái với tự nhiên nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.
Có hai loại truyện cười là truyện khôi hài và truyện trào phúng
Tam đại con gà thuộc thể loại truyện cười trào phúng
Xem thêm Phân tích hành động và lời nói của thầy để thấy thủ pháp gây cười qua Tam đại con gà
Phân tích truyện Tam đại con gà
Câu chuyện này xuất phát từ việc anh học trò ít chữ, lại còn học dốt đòi đi làm thầy dạy trẻ. Chính mâu thuẫn trái với tự nhiên này đã gây ra tiếng cười cho câu chuyện
- Đối tượng gây cười: Anh học trò “dốt hay nói chữ”
- Nội dung gây cười: Tật “giấu dốt” của con người
- Tình huống truyện gây cười: Anh học trò luống cuống khi không biết chữ “kê”
- Cao trào để tiếng cười bật ra: Đó là khi anh học trò nói: “Dủ dỉ là chị con công…”
Anh học trò dốt còn hay nói chữ này khi làm thầy dạy học trò thì “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì” cho nên học trò hỏi thì anh chỉ đáp liều, không có kiến thức. Đến khi người chủ nhà phát hiện ra anh thầy dạy sai thì anh ta không nhận mà còn bao biện, giấu đi cái dốt cua mình.
Thầy được đặt vào bốn tình huống liên tiếp:
- Tình huống thứ nhất: Thầy không biết chữ “kê”, học trò hỏi liền đáp là “Dủ dỉ là con dù dì”
- Tình huống thứ hai: Thầy giấu dốt bằng cách “bảo học trò đọc khe khẽ”, cho thấy sự sĩ diện, lấp liếm cái dốt của mình
- Tình huống thứ ba: Thầy phô trương cái dốt của mình cho mọi người thấy khi bảo bọn trẻ đọc to lúc tìm đến sự trợ giúp của thổ công và thấy thổ công ngửa cả ba đài âm dương
- Tình huống cuối cùng: Thầy giáo bị lật tẩy cái dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu đi và “lí sự cùn”
Các hành động nực cười của thầy:
- Thầy bảo bọn trẻ đọc khe khẽ
- Thầy xin đài âm dương ba lần
- Ngồi bệ vệ trên giường và bảo học trò đọc to
Những lời nói gây cười của thầy:
- Dủ dỉ là con dù dì
- Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà
- Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà
=> Tóm lại, cứ mỗi lần bị đặt vào các tình huống thì thầy lại tìm cách che giấu đi cái dốt, thầy còn không hỏi người giỏi để giúp đỡ mà lại đi “khấn thổ công”, thầy càng che giấu thì cái dốt càng lộ ra, gây nên tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Ý nghĩa phê phán thông qua truyện Tam đại con gà:
- Truyện phê phán một bộ phận người dốt nát nhưng lại hay tỏ ra ta đây, hiểu biết
- Phê phán thói mê tín dị đoan qua hành động khấn thổ công của thầy giáo
- Phê phán những người không chịu học hỏi, sợ bị chê nên giấu dốt, không phát triển được.
- Đây chỉ là một câu chuyện cười đơn thuần, có tính phê phán, giải trí, gây cười chứ không tới mức đả kích đối tượng.
Thông qua truyện cười Tam đại con gà, ta có thể thấy được đặc trưng của thể loại truyện cười, đó là:
- Khai thác những sự việc, những hành vi, thói xấu của con người để làm nội dung phản ánh
- Truyện có những mâu thuẫn trái với lẽ thường, trái với quy luật tự nhiên mang lại tiếng cười cho mọi người
- Thường là những mẩu truyện ngắn, được viết rất logic và kết thúc bằng những hành động, lời nói, cao trào cho tiếng cười
Thông qua những hành động và lời nói của thầy giáo, ta thấy được những điều sau:
- Hành động bảo học trò đọc nhỏ
=> Cho thấy thầy giáo không biết chắc chắn mình dạy đúng hay dạy sai, sợ người ta phát hiện ra nên cần phải thận trọng, bảo học trò đọc nhỏ
- Hành động khấn thổ công 3 lần
=> Cho thấy thầy giáo dốt lại càng dốt, không đi hỏi người giỏi hơn mà lại tin tưởng vào thần linh, mê tín. Chuyện học hành mà lại đem ra cầu may rủi, không có kiến thức mà phó mặc cho thần linh quyết định.
- Hành động bảo học trò đọc to lên sau khi khấn thành công
=> Sự ngạo nghễ, đắc chí mà chẳng biết có thật là đúng hay không. Dốt chồng thêm dốt
- Hành động bao biện, lí sự với chủ nhà
=> Giấu dốt, đỉnh điểm của sự nực cười
Thông qua bài soạn Tam đại con gà, hy vọng đây sẽ là một phần soạn Tam đại con gà đầy đủ và phục vụ cho nhu cầu của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247