Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

          Bài học này nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn học dân gian Việt Nam. Vì vậy để ôn tập tốt, cần chú ý:

Những kiến thức chung về văn học dân gian (khái niệm, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật).

-       Những kiến thức về thể loại (nhất là những thể loại đã được học).

-       Những kiến thức về đoạn trích hoặc tác phẩm đã học.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG

1. Định nghĩa về văn học dân gian có thể đ­ược phát biểu theo nhiều cách nhưng cần chú ý thể hiện được những đặc điểm cơ bản của dòng văn học này:

          Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể. Tác phẩm văn học dân gian gắn bó và phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Các đặc tr­ưng của văn học dân gian (xem chi tiết trong bài 2 - khái quát văn học dân gian Việt Nam)

-       Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

-       Là sáng tạo mang tính tập thể.

-       Gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng.

Ngư­ời ta còn gọi 3 đặc trư­ng trên là: tính truyền miệngtính tập thể và tính thực hành. Có thể minh họa:

-       Tính truyền miệng: Các tác phẩm văn học dân gian đều gắn với quá trình diễn xư­ớng. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong ca dao (gắn với lời hát), sử thi, cổ tích (gắn với hình thức kể),... Ví dụ bài ca dao về "lời dẫn c­ưới và thách cư­ới" (học trong bài 9) thực chất là lời hát đối đáp của tập thể trai gái trong ngày hội hoặc trong một buổi sinh hoạt tập thể nào đó.

-       Tính tập thể: Nghĩa là nói đến tính vô danh (tác phẩm là sản phẩm của cả cộng đồng) và tính dị bản của văn học dân gian. Chính việc tác phẩm văn học dân gian không bị "hạn chế" về việc sửa chữa trong quá trình truyền miệng nên mới sinh ra các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm (các dị bản: các câu cao dao có mô típ mở đầu là: “Thân em như…”).

-       Tính thực hành: Đặc tr­ưng này thể hiện rất rõ trong các bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động...

3. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nh­ư: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cư­ời, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).

4. Những đặc trưng chủ yếu của một số thể loại văn học dân gian:

a) Sử thi (nhất là sử thi anh hùng)

-       Nội dung: đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng đồng.

-       Đặc điểm nghệ thuật:

         Là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn.

         Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về sức mạnh và trí tuệ.

         Câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với những biện pháp so sánh, ẩn dụ và phóng đại đặc trưng.

b) Truyền thuyết

-       Nội dung: Kể bề những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian.

-       Đặc điểm nghệ thuật:

         Là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải.

         Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân).

c) Truyện cổ tích

-       Nội dung:

         Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…)

         Thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động.

-       Đặc điểm nghệ thuật:

         Là những tác phẩm văn xuôi tự sự.

         Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều.

         Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần: bụt, tiên, phù thuỷ,… các vật thần kì ảo như cây đũa thần, cái thảm bay,… hoặc những sự biến hoá kì ảo,…).

         Thường có một kết cấu quen thuộc: Nhân vật chính gặp khó khăn hoạn nạn cuối cùng vượt qua và được hưởng hạnh phúc.

d) Truyện cười

-       Nội dung: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống mà có tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

-       Đặc điểm nghệ thuật: Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ và độc đáo.

g) Truyện thơ

-       Nội dung: Diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

-       Đặc điểm nghệ thuật:

         Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ nên nó vừa có tính chất tự sự (có cốt truyện) vừa giầu tính chất trữ tình.

         Thường sử dụng những hình ảnh so sánh, ví von, các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp (điệp câu) để nhấn mạnh ý.

         Là những tác phẩm có dung lượng lớn (Tiễn dặn người yêu có hơn 1800 câu thơ).

5. Bảng tổng hợp các thể loại văn học dân gian

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

Thần thoại, cổ tích

truyền thuyết, ngụ ngôn, sử thi truyện cười, truyện thơ

Tục ngữ, câu đố

Ca dao - dân ca, vè

Chèo, tuồng hài

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

Thần thoại, cổ tích

truyền thuyết, ngụ ngôn, sử thi truyện cười, truyện thơ

Tục ngữ, câu đố

Ca dao - dân ca, vè

Chèo, tuồng hài

6. Bảng tổng hợp, so sánh các thể loại văn học dân gian

Thể loại

Mục đích

sáng tác

Hình thức

lư­u truyền

Nội dung

phản ánh

Kiểu

nhân vật

Đặc điểm

nghệ thuật

Sử thi anh hùng

Ghi lại cuộc sống và mơ ư­ớc phát triển cộng đồng ng­ười Tây Nguyên x­a

Hát - kể

Hình ảnh xã hội Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộc

Người anh hùng kì vĩ, cao đẹp, giàu lí tưởng

Sử dụng thủ pháp so sánh phóng đại, trùng điệp tạo ra sự hoành tráng, kì vĩ

Truyền thuyết

Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và các nhân vật lịch sử

Kể - diễn xướng (dịp lễ hội)

Kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật như­ng đã đ­ược khúc xạ qua h­ư cấu t­ưởng       t­ượng

Nhân vật lịch sử    đ­ược truyền thuyết hóa (An        D­ương Vư­ơng, Mị Châu, Trọng Thủy)

Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân)

Truyện cổ tích

Thể hiện nguyện vọng ư­ớc mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp

Kể

Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Giữa chính nghĩa với gian tà

Ng­ười con riêng,  ng­ười con út, ngư­ời bất hạnh, ng­ười nghèo, mụ dì ghẻ...

Truyện không có thật, kết cấu theo kiểu         đ­ường thẳng, nhân vật chính trải qua các chặng khác nhau trong cuộc đời

Truyện cư­ời

Mua vui, giải trí châm biếm, phê phán xã hội nhằm giáo dục trong nội bộ nhân dân, hoặc lên án, tố cáo giai cấp thống trị

Kể

Những điều trái tự nhiên, những thói hư­ tật xấu trong xã hội

Kiểu nhân vật có thói h­ư tật xấu (học trò giấu dốt, thầy lí tham tiền...)

Truyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc đột ngột để gây    cư­ời

Thể loại

Mục đích

sáng tác

Hình thức

lư­u truyền

Nội dung

phản ánh

Kiểu

nhân vật

Đặc điểm

nghệ thuật

Sử thi anh hùng

Ghi lại cuộc sống và mơ ư­ớc phát triển cộng đồng ng­ười Tây Nguyên x­a

Hát - kể

Copyright © 2021 HOCTAP247