Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một trong những bài thơ chữ Hán mà các bạn học sinh cần phải học trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Để giúp các bạn học sinh có thể hiểu được bài học này, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tỏ lòng đầy đủ nhất ngay sau đây!
Bố cục:
Bài thơ Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão được chia thành 2 phần:
Phần 1: 2 câu đầu
Nội dung: Thể hiện lên khí thế anh dũng của quân tướng nhà Trần
Phần 2: 2 câu cuối
Nội dung: Những nỗi niềm của tác giả
Xem thêm Phân tích bài thơ Tỏ lòng
Điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán và phần dịch nghĩa là:
- “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
- Cụm từ trong nguyên tác được sử dụng là: “Hoành sóc”, được dịch là múa giáo. Hoành sóc diễn tả một khí thế hiên ngang, oai phong lẫm liệt của quân đội nhà Trần, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước. Còn trong phần dịch lại dịch là “múa giáo”, cách dịch này tuy sát nghĩa nhưng chưa làm nổi bật lên cái khí thế, tư thế hào hùng của bản gốc chữ Hán.
- Thứ hai là con người ấy được đặt trong một không gian vô cùng rộng lớn. Đó là không gian của cả một “giang sơn”, là thời gian trải dài vô tận “kháp kỉ thu”, cho thấy tầm vóc cầm giáo được đo bằng chiều dài của lịch sử, chiều rộng của sông núi. Một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, lớn lao.
- Tóm lại, thông qua câu thơ đầu tiên, ta thấy được điểm khác nhau khi dịch từ bản gốc từ “hoành sóc” sang “múa giáo” chưa được trọn vẹn ý thơ
Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có thể hiểu bằng hai cách như sau:
- Cách thứ nhất là giống như phần dịch thơ: “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”
- Cách thứ hai có thể hiểu là ba quân khí thế hùng mạnh, lấn át cả sao ngưu
Dù hiểu theo cách nghĩa nào thì phần dịch và phần gốc cũng tương đối sát nghĩa, thể hiện lên sức mạnh của quân đội nhà Trần.
- Những vị tướng anh dũng của nhà Trần trong lịch sử chính là ví dụ chứng minh cho câu thơ ấy như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão….
- Xưa kia, khi quân đội nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông và giặc phương Bắc, cái khí thế ngút trời ấy đã được xuất hiện rồi.
Cách nói về món nợ công danh của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ:
- “Nam nhi vị liễu công danh trái”
- Câu thơ này cũng có hai cách hiểu. Đầu tiên, ta có thể hiểu là theo tinh thần Nho giáo trong xã hội trước thì đấng nam nhi phải lập công danh, phải chứng tỏ được mình đối với trời đất. Đây chính là lí tưởng của cuộc đời họ, rằng phải lập nên danh gì với núi sông.
- Cách hiểu thứ hai có thể hiểu rằng đây chính là món nợ của đấng nam nhi đối với trời đất. Rằng chừng nào họ còn chưa lập được công danh thì họ vẫn còn món nợ đối với đất nước. Và đặc biệt là chí làm trai phải đi đánh giặc, đánh giặc để trả mối nợ cho tổ quốc
- Quan niệm của Phạm Ngũ Lão là một quan điểm tiến bộ, tích cực trong xã hội phong kiến xưa kia.
Nhà thơ cảm thấy “thẹn” vì hai lí do:
- Thẹn vì ông chưa có đủ tài năng, sự tài giỏi, tinh thông như những bậc thánh nhân, tiêu biểu là như Gia Cát Lượng, Khổng Minh…
- Thẹn vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ giang sơn còn lắm gian truân, vất vả nhưng sự đóng góp của mình có giới hạn
Tóm lại, qua cách thể hiện của nhà thơ, ta thấy được tấm lòng của ông đối với đất nước. Chắc hẳn ông phải là một người có nhân cách cao đẹp, có tư tưởng tiến bộ thì mới muốn thúc đẩy không chỉ bản thân mà còn cả mọi người phải đóng góp cho non sông.
Vẻ đẹp của những đấng nam nhi thời Trần được thể hiện qua bài thơ:
- Ý thức được mình phải cống hiến cho đất nước, cùng nhân dân xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Luôn có những lí tưởng, khát vọng sống lớn lao, đẹp đẽ
- Khí thế anh dũng, hiên ngang, sánh ngang với tầm vóc của thiên nhiên, núi rừng
Những trang nam nhi thời Trần tượng trưng cho hào khí Đông A, đại diện cho sự vẹn toàn cả về trí lực và tinh thần đoàn kết, hướng tới mục đích và lợi ích chung của cả dân tộc. Thông qua đó gửi gắm đến thế hệ trẻ ngày nay cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Thông qua phần Soạn bài Tỏ lòng, hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247