Soạn bài : Vận nước (Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tác giả mở đầu bằng câu thơ có hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước

Quốc tộ như đằng lạc

(Vận nước như dây leo quấn quýt)

- Nghệ thuật so sánh: thể hiện sự bền chặt, gắn bó, trường tồn của đất nước

→ Câu thơ khẳng định sự hưng thịnh, niềm tin của tác giả vào vận nước.

Câu 2 (Trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hai câu thơ đầu:

- Hoàn cảnh đất nước: sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước dần ổn định, đi vào xây dựng vương triều vững mạnh

   + Trong khí thế, vận nước đang lên những cơ hội mới rộng mở trước mắt

- Tâm trạng: nhà thơ tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan tự hào của tác giả.

Câu 3 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước, tóm lược trong “vô vi”

- Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên

- Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh

- Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.

Câu 4 (Trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”.

Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình

- Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn thưở

→ Khẳng định truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Copyright © 2021 HOCTAP247