Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác Tìm hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Mãn Giác thiền sư

Tìm hiểu Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Mãn Giác thiền sư

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.            Cuộc đời và sự nghiệp
-                 Ông tên là Lý Trường (1052-1096), người làng An Cách. Thuở nhỏ, ông theo hầu Thái tử Kim Đức (tức vua Lý Nhân Tông sau này).
-              Ông được Lý Nhân Tông ban hiệu Hoài Tín. Mãn Giác là tên do vua ban tặng sau khi ông mất.
2.            Khái niệm kệ
-              Kệ là thể văn nhà Phật dùng để truyền bá giáo lí.
-              Kệ được viết bằng văn vần, nhiều bài có giá trị văn chương như các bài í thơ.
-              Kệ thường sử dụng cách nói kín đáo, có sức mạnh gợi cảm và tính triết lí í cao.
3.            Quy luật của tự nhiên, con người trong bốn câu thơ đầu
-              Quy luật hóa sinh thông thường: theo thời gian (sự lặp lại chu kì mùa xuân) hoa cũng như con người không đứng yên mà phải tuân thủ vòng luân hồi sống - chết.
-              Các con số (trăm hoa) được sử dụng phiếm chỉ để chỉ muôn loài hoa hay tự nhiên nói chung.
-              “Rụng” và “tươi” là chu kì của sự sống, cái chết. Cuộc đời con người
cúng vậy, “sự việc" cử nối nhau đi mãi, tuổi già sẽ đến.
-              Nhà thư dùng hình ảnh “hoa rụng”, “hoa nở" để nói lên quy luật vận động (của sự sống. Do vậy, không thể đảo câu thư thứ hai lên trước được vì nó trái quy luật.
-              Cáu thư thứ tư nói lên quy luật sinh, lão, bệnh, tử của Phật giáo.
4.            Nội dung của hai câu cuối
-              Mục đích của tác giá không phải miêu tả thiên nhiên. Bởi vì nhà thơ mượn thiên nhiên để nêu quy luật luân hồi.
-              Hai câu thơ thể hiện triết lí Phật giáo: khi nắm được đạo (ở đây là hiếu được quy luật tứ - sinh của tạo hóa) thì con người trở nên lớn lao, có sức mạnh phi thường vượt lên cả lẽ hóa sinh thông thường, trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai trước sân vẫn tươi dẫu xuân đã tàn.
5.            Ý nghĩa của bài thơ
-              Bài thơ đề xuất một quan niệm sống lạc quan, cao đẹp:
+ Thời gian trôi, tuổi già sẽ đến, cần phải ý thức rõ điều đó để sống hữu ích.
+ Cuộc sống có tử có sinh. Dùng hình ảnh hoa mai để khẳng định sự sòng là hướng tới một biểu tượng bất diệt của niềm tin về sự sống.

Xem thêm >>> Những kiến thức cần biệt về Vận nước của Đỗ Pháp Thuận

Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247