1. Cuộc đời và sự nghiệp
-Ông sinh 1289 và mất 1370, người làng Thổ Hoàng (Hưng Yên).
- Đỗ Hoàng giáp vào năm 16 tuổi.
- Đời vua Trần Anh Tông, ông có công dẹp giặc và đi sức sang triều nhà Nguyên.
- Làm quan đến chức Thượng thư
-Tác phẩm: Giới hiên thi tập.
- Bài “Hứng trở về” được sáng tác khi ông đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc.
2. Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu
- Nhớ các hình ánh, hương vị làng quê.
- Cụ thể: dâu, tằm, lúa, cua.
- Sự tinh tế của nỗi nhớ được thể hiện qua các tính từ chỉ mức độ đi kèm: âu già, tằm vừa chín, cua đang lúc béo.
- Những hình ảnh đó rất điển hình cho một miền quê trù phú, thanh bình của nước ta (ngay thời nay vẫn thế). Đáng chú ý 'à chúng ăn sâu trong tâm trí của nhà thơ ngay cả khi ông đang ở trên xứ sở giàu có của Trung Quốc.
3. Tình cảm của nhà thơ đối với tổ quốc
- Nhà thơ khẳng định: quê nhà dẫu có nghèo nhưng “vẫn tốt”. Như thế, giàu nghèo không phải là tiêu chí để nhà thơ yêu "quê nhà” mà chính những tình cảm gắn bó máu thịt bao đời (và bao lâu nay) với mảnh đất sinh thành ra mình luôn níu kéo nhà thơ.
- Hai câu cuối được cấu trúc theo lối tương phản dẫu... nhưng...: “nghèo vẫn tốt”, “vui chẳng bằng về”.
- Cuộc sống phồn hoa chốn Giang Nam dẫu có làm nhà thơ vui thì không vì thế làm dịu đi nỗi nhớ quê hương bình dị.
4. Giá trị của bài thơ
- Bài thơ cho ta thấy lòng yêu nước có thể được thể hiện qua những gì nhỏ nhoi, gần gũi với cuộc sống bình thường của con người.
- Điều này tạo ra bước đột biến vì thơ ca trung đại thường hướng về cái cao cả, trân trọng trong lối nói, trong hình tượng thơ.
Trên đây là bài viết mà đã tổng hợp về một số kiến thức bài "Quy hứng" của Nguyễn Trung Ngạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều trong quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247