Nổi tiếng là nhà thơ hiện thực, Đỗ Phủ không chỉ là bậc thầy của những áng hư cúi xuống mặt đất xót xa cho bao kiếp cơ hàn trong thời rối ren, loạn lạc, nà còn là người diễn đạt rất thành công cái tôi nhỏ bé của mình trước bao nỗi sầu đau nhân thế, nỗi cô đơn vừa là bản thể vừa là sản phẩm của môi trường sống. Cảm xúc mùa thu kết tinh trác tuyệt nhất những tình cảm bi thiết độc cảo cao quý này:
Phiên âm:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Gian giang ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt khí thu lòa.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
(Nguyễn Công Trứ dịch)
1. Về bố cục bài thơ
Bài thơ dược lãm theo thể thất ngôn bát cú. Thể thơ thường được chia theo bố cực bôn phần: (té (hai câu đầu), thực (câu 3, 4), luận (câu 5, 6) và kết (hai câu cuối). Đây là bố cục phổ biến đổi với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Tuy nhiên không phải bài thơ nào của thể này cũng tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đó. Theo các nhà nghiên cứu thì cách phân bố cục này xuất phát từ đời Thanh. Kim Thánh Thán thi lại chia bố cục của thể thơ làm hai phần tiền giải (bôn câu đầu) và hậu giải (bốn câu sau).
Bởi lẽ, bốn câu đầu của bài thơ chỉ tập trung tả cảnh (dĩ nhiên tình cũng được gửi vào đấy rồi). Bốn câu sau, tâm trạng cảm xúc của nhà thơ bộc lộ rõ hơn. Nếu bôn câu đầu là đối tượng tạo cảm hứng, thì bốn câu sau cảm hứng cá nhân của chủ thể bài thơ xuất hiện rõ nét. Bài thơ vừa thuộc dạng tức cảnh sinh tình lại vừa thuộc dạng tình người, cảm xúc cá biệt chi phối cảnh vật, hồn thơ.
Xưa nay khái niệm điểm nhìn thường được sử dụng cho văn xuôi tự sự. Tuy nhiên, ngay cả khi nhà thơ bộc lộ cảm xúc thì câm xúc, tâm trạng ấy phải xuất phát từ một góc nhìn, thế nhìn, tâm trạng nhìn nhất định. Đặc biệt là với thơ Đường, một khi thi nhân mượn cảnh ngụ tình thì bao giờ cảnh đó cũng được ‘soi chiếu” qua một cái nhìn nhất định.
Trong thơ Đường, mảng viết về cảnh li biệt thường được các tác giả chú ý đến điểm nhìn. Người thiếu phụ trong Khuê oán ắt hẳn sẽ không tỉnh ngộ trước cảnh cô đơn, trước lòng khao khát lập công danh của chồng để đến nỗi phải vò võ chốn phòng the, đảnh mất đi tuổi xuân đáng quý của mình nếu ngày nọ không vô tình “hốt kiến": “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” (Chợt thấy sắc xuân của cây dương liễu đầu đường). Tương tự, trong cuộc chia li nơi lầu Hoàng Hạc bên sông Trường Giang ấy, nếu không có cái nhìn dõi theo cánh buồm cô độc trong mênh mông trời nước của người đi thì Lí Bạch đâu có thể khảm được tình cảm bè bạn tha thiết của mình lên lòng người, lên vũ trụ bao la huyền diệu kia:
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
(Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.)
Điểm nhìn trong Cảm xúc mùa thu được chính Đỗ Phủ đưa ra trong bài thơ và vẫn theo lối gián tiếp của thơ Đường. Có nghĩa người đọc cần phải liên tưởng, liên kết, suy luận thì mới xác định được. Tín hiệu nhà thơ đưa ra là: ”... thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập”. Như thế, vị trí ngồi (hoặc đứng) nhìn của nhà thơ là ở trên cao, trên thành Bạch Đế. Có như vậy thì nhà thơ mới bao quát được cảnh vật hùng vĩ, bao la trong diện rộng để tỏ bày nỗi niềm day dứt với cố hương.
Vấn đề đặt ra là, thi nhân đứng ở một vị trí để quan sát hay thay đổi vị trí? Câu trả lời hoàn toàn không có gì khó bởi lẽ với mọi bài thơ làm khi khoảnh khắc cảm xúc vụt đến như Cảm xúc mùa thu thì vị trí của điểm nhìn sẽ không thay đổi. Tuy nhiên dẫu cố định tại một vị trí nhưng điểm nhìn của nhà thơ vẫn có sự dịch chuyển trong không gian: từ rừng phong đến núi đến dòng sông... Điểm đáng chú ý trong khả năng xử lí điểm nhìn của nhà thơ là từ quan sát cảnh vật bên ngoài, cái nhìn được chuyển vào nội tâm rồi lại được hướng ra ngoài. Sơ đồ biểu thị như sau:
Việc di chuyển điểm nhìn (theo sơ đồ) chứng tỏ sự cách tân độc đáo của Đỗ Phủ. Thông thường thơ Đường hướng cái nhìn ra bên ngoài, đến câu cuối thì quy vào nội tâm để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng... Chẳng hạn như ở Lầu Hoàng Hạc, sau sáu câu miêu tả cảnh vật bên ngoài, Thôi Hiệu chót bài thơ bằng nỗi nhớ quê nhà da diết:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Ở Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ cài điểm nhìn tâm trạng vào khoảng giữa. Điều đó tạo nên điểm nhấn, làm trĩu nặng cả bài thơ. Có thể hình dung điểm nhìn bên trong ấy tựa chiếc đòn gánh tâm trạng, một đầu gánh cảnh vật thiên nhiên tĩnh lặng, một đầu gánh cảnh sinh hoạt xã hội rộn rã âm thanh. Nhìn thiên nhiên, thiên nhiên trập trùng xa cách, quay nhìn cuộc đời, âm thanh đời vẳng đến từ cõi xa. Nhà thơ hiện lên trơ trọi trong nỗi nhớ mênh mông của mình.
Bài thơ bắt đầu bằng màu trắng của sương: “ngọc lộ” (sương móc trắng). Màu trắng là gam màu nổi trội của bài thơ. Núi Vu, kẽm Vu cũng chìm trong hơi sương thu ấy. Đến con sóng trong câu thơ thứ ba cũng gợi lên màu trắng (có thể là trắng đục) vì đày là sóng bạc đầu. Con sóng “vọt lên tận lưng trời” (kiên thiên dũng). Tiếp đến là màu trắng của mây, rồi màu trắng của hoa cúc.
Màu trắng ở đây không hoàn toàn là trắng tinh khiết, trắng như màu sương mai. Bởi tuy chiếm ưu thế nhưng màu trắng ấy luôn được dựng trên nền những gam màu khác có sắc lối hơn.
Ở câu thơ thứ nhất, đằng sau màu trắng là màu của cả rừng phong mùa thu. Màu lá phong trong mùa thu là màu mang sắc thái âm tính, dẫu có lúc tươi tắn nhưng chủ yếu là sẫm, chìm sâu. Theo quy luật, khi mùa thu đến rừng phong ngả màu đồng loạt từ xanh sang vàng tươi rồi vàng sẫm pha sắc tím, đỏ. Bầu trời thu nắng vàng điệp thêm màu vàng của sắc lá phong tạo nên bầu không khí yên bình mênh mông đến nao cả đất trời. Dĩ nhiên sắc màu ấy không thể nào là sắc màu của sự tươi trẻ, đầy sức sống mà đấy chính là sắc màu nhớ nhung, gợi cho người chiêm ngắm những kỉ niệm xa xôi nào đó chợt thức trong sắc màu tê tái, đượm buồn.
Thế mà ở đây, màu trắng bảng lảng của sương móc ấy bao trùm lên cả sắc màu kia khiến sắc màu câu thơ càng có chiều sâu càng chuyển sâu hơn vào vùng sầu nhớ: "điêu thương phong thụ lâm” (làm tiêu điều cả rừng phong). Thà có chút ánh sáng, dẫu chỉ yếu ớt trong chiều tà thì rừng phong kia sẽ bớt u sầu. Còn khi chìm trong sương giá thì sắc phong kia khó có thể gợi được nét tươi Vui cho người đọc ngay cả khi chẳng ai có thể phủ nhận nét vẽ kia quá đỗi tài tình.
Màu sắc vẽ nên tâm trạng hay tâm trạng vẽ nên màu sắc? Tình thực có những sắc màu vẽ nên tâm trạng. Chẳng hạn màu da diết của cái đám cây phong thầm lặng kia thì chẳng thể nào mang lại niềm vui hớn hở cho bất kì ai thưởng thức. Tuy nhiên, hầu như là tuyệt đối, tâm trạng bao giờ cũng vẽ nên màu sắc. Sắc màu trong thơ hay trong bất kì thể loại văn chương nào cũng đểu bị chi phối bởi cái nhìn nội tâm của người miêu tả. Rõ ràng, tâm trạng của Đỗ Phú khi cảm xúc trước mùa thu này là một tâm trạng u buồn nên toàn bộ màu sắc và hình khối của bài thơ đều chìm trong màu bi cảm.
Rừng phong không chi nhạt mất màu mà trong sự phong tỏa của sương, những cây phong kết thành khối im lìm. Một khối trắng pha vàng lặng câm. Cái nhìn của nhà thơ ở đây đã có khoảng cách khá xa. Rừng phong là đối tượng thiên nhiên xa nhất của bài thơ. Hai câu thơ đầu, Đỗ Phủ vừa chú ý đến màu sắc vừa chú ý đến hình khối. Chìm trong "hơi thu” hình khối ấy càng nhòa mờ. Đỗ Phủ đã vận dụng thủ pháp mờ hóa khi miêu tả thiên nhiên.
Nếu ở câu trên, thi nhân thấy "sương móc làm tiêu điều” cảnh vật thì ở câu thơ sau, nhà thơ chỉ rõ sự “hiu hắt” của “hơi thu”, đã khoác cho rời thu một diện mạo: màu hiu hắt.
Hình khối ở câu thơ thứ ba được ghi nhận qua hình dáng của dòng sông và của những con sóng. Khác với hai câu đầu, câu 3 và câu 4 của bài thơ đã có sự vận động mạnh mẽ của tự nhiên: "sóng vọt lên tận lưng trời", ‘mây sà xuống giáp mặt đất”. Nghệ thuật tả cảnh vẫn tuân theo phong cách hùn thực nhưng đã có phần phóng đại để diễn tả sự hùng vĩ của núi sông, trời đất. Chỉ cần hai câu thơ: "Lưng trời sóng gợn dòng sông thẳm / Mặt đất mây đùn cửa ải xa”, Đỗ Phủ đã thâu tóm hết thần thái của cảnh núi sông hùng tráng xứ Ba Thục.
Thế nhưng cảm giác hưng phấn ngây ngất trước đất trời ấy chủ yếu ở câu thơ thứ ba liền vội nhường chỗ cho nỗi thu sầu: “tiếp địa âm” (giáp mặt đất âm u). Nơi chốn (cửa ải), động thái (mây sà xuống) và tính chất (mặt đất âm u) đã làm câu thơ trĩu nặng. Đặc biệt là hình ảnh “mây sà xuống”. Chắc hẳn những đám mây ấy là mây đen, đầy vẻ đe dọa. Trong khi đó tiếp giáp với mây ấy không phải là mặt đất thoáng đãng mà là mặt đất âm u.
Hai câu 3, 4 được đặt trong thế đối: dưới dòng sông sóng vọt lên trên trời mây sà xuống; kết hợp với bầu không gian ngập tràn trong sương thiu, tất cả tạo nên sự ken dày bủa giăng mọi nơi mọi chốn. Mùa thu không tòm chỗ cho sự tồn tại tươi tắn của sự sống. Con người như càng cô độc hơn.
Nếu bốn câu thơ đầu, tình ý nhà thơ ẩn sâu trong cảnh thì ở hai câu 5,6 tình cảm nhà thơ đã lộ rõ hơn:
"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”
“Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.”
Hai câu thơ dịch đã rất hay nhưng chưa chuyển tải hết ý của nguyên bản. “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” có nghĩa: Khóm cúc nở hoa hai Im (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước. Giữa hai vế “Khóm cúc nở hoa hai lần và “rơi nước mất ngày trước" không có chủ ngữ. Thông thường, đây là lỗi lầm:Từ ngữ (chủ thể - cái tôi của nhà thơ) rất phổ biến trong thơ Đường. Đỗ Phủ cũng sử dụng nguyên tắc này. Nhờ thế, nó tạo nên sự liên tưởng độc đáo: nước mắt đó là nước mắt thi nhân khi nhìn thấy khóm cúc nở thêm một lần nữa mi chạnh nhớ quê nhà và cũng có thể ấy là nước mắt của khóm cúc.
Dẫu có là nước mắt của hoa cúc hay nước mắt của Đỏ Phủ thì tứ thơ khóm cúc - nước mất ngày cữ vẫn cứ trang trọng, buồn trong vỏ đẹp tinh khiết, cao cả mà chưa bao giờ và mãi mãi sẽ không bao giờ trên văn đàn thi ca của nhân loại có thể xuất hiện lần thứ hai. Vĩnh viễn vỏ đẹp đó thuộc về Đỗ Phủ.
Ở câu thơ thứ sáu, bản dịch thơ không truyền tải được ý “con thuyền lẻ loi” (Cô chu). Hình ảnh con thuyền lẻ loi gợi liên tưởng về sự cô đơn của thi nhân nhưng đồng thời nó cũng là phương tiện duy nhất để chuyển tải nỗi lòng thi nhân về quê cũ.
Hai câu thơ này có hai cụm từ đối: lưỡng khai (hai lần nở) và nhất hệ (một mối dây ràng buộc). Hai lần nở hoa diễn tả sự vận hành thời gian và đồng thời cũng bộc lộ sự xót xa khi nhà thơ bất lực không thực hiện được ước nguyện về quê cũ đành nhìn thời gian trôi qua trong nước mắt. Thế nhưng, cho dẫu thời gian đó qua đi, thì trong lòng Đỗ Phủ vẫn luôn còn đó, day dứt hoài về một mối dây ràng buộc. Lấy sự bất biến của tình cảm để đối chọi lại sự thường biến của thiên nhiên. Nỗi lòng với quê hương đất nước, với nổi xót xa cho cái tôi cô đơn của minh của Đỗ Phủ vì thế càng ngời sáng hơn. Một mối ràng buộc duy nhất đích thực là mối ràng buộc của tình người. Lấy tình cảm con người để neo đậu thời gian là cách biến một cái vô hình thành hữu hình, cái trừu tượng thành cụ thể. Nhờ thế mảnh vườn xưa trong kí ức trở thành đích đến của cuộc đời, là nẻo đi về của con thuyền cô đơn của tâm hồn thi sĩ.
Ta cùng đọc lại vần thơ:
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Đúng là những câu thơ thuộc hàng thơ trác tuyệt nhất của nhân loại. Với hình ảnh “hoa rơi lệ” Đỗ Phủ đã ghi dấu thương hiệu của mình lên một cõi văn chương. Hoa thường tượng trưng cho sức trẻ, sức sống, sự thanh xuân, lạc quan,... nhưng với Đỗ Phủ, ông thường để hoa rơi lệ trong thơ. Trong bài Xuân vọng (Trông xuân), Đỗ Phủ cũng để hoa khóc cho cảnh đất nước điêu tàn.
Trong Cảm xúc mùa thu, hoa không còn là danh từ chung nửa (chỉ mọi loài hoa) mà là một loài hoa cụ thể: hoa cúc, “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”. Có nghĩa trước đấy đã khóc, bây giờ lại khóc thêm lần nữa. Nỗi sầu cứ kéo dài triền miên.
Khác với Xuân vọng, khóm cúc tuôn lệ trong Cảm xúc mùa thu không hề có nguyên nhân cụ thể nào cả. Nếu ở bốn câu thơ đầu, mạch thơ đang chuyển theo hướng mô tả sự kì vĩ, hoành tráng của thiên nhiên (đương nhiên là ẩn sau "con sóng vọt lên tận lưng trời” ấy vẫn là một nỗi buồn) nhưng người đọc chẳng biết vì sao thi nhân buồn.
Quả thật, thoạt đọc (và nếu bỏ qua tiểu sử lẫn không đối chiếu thời điểm xuất hiện bài thơ với hiện thực Trung Quốc lúc bấy giờ) thì người đọc hẳn cho là nỗi buồn của Đỗ Phủ là nỗi buồn của một tâm hồn lãng mạn, luôn cảm thấy cô đơn giữa trời đất mang mang vô cùng vô tận. Nghịch lí này sẽ được giải tỏa khi ta đi tìm hiểu sâu hơn xuất xứ, chủ đề của bài thơ.
Trên bề mặt, Đỗ Phủ trưng ra một nỗi buồn lớn đến mức mà mọi cảnh vật lẽ ra có thể chuyển sang màu bi tráng thì lại rơi vào màu bi lụy, xót xa. Nguyên nhân của nỗi buồn tác giả để lộ trong thơ là “tấm lòng nhớ nơi vườn cũ”.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu chỉ "nhớ quê” không thôi thì liệu sức hấp dẫn, chiều sâu của bài thơ có được ghi nhận lớn như hiện nay không? Bởi lẽ trong thơ Đường đã có một áng thơ miêu tả tình quê hương hay đến mức mà mọi nỗi nhớ quê hương sau đó, dù sâu đậm đến mấy hay dù ở bất kì hình thức nào thì người ta cũng đều vận vào nó:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu, Tản Đà dịch
Tứ thơ của Đỗ Phủ không diễn tả cảm giác man mác buồn như Thôi Hiệu mà là nỗi buồn trĩu nặng đến trào cả nước mắt, không phải nước mắt trực tiếp mà là nước mắt gián tiếp.
Thơ Đường là thể thơ mang tính trí tuệ cao, thuộc dạng thơ "quý tộc". Ta có thể xếp bài thơ này vào hàng những sáng tác văn chương khó đọc bậc nhất của nhân loại. Giống thơ Hai-cư (một dạng thơ cũng chịu ảnh hưởng thơ Đường ít nhiều) và đặc biệt là những sáng tác văn xuôi của những bậc thầy hiện đại như Gioi-xơ, Káp-ka,... thơ Đường luôn sử dụng lối diễn đạt gián tiếp thông qua các hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng... Vì lẽ đó, đối tượng có đủ khả năng tri thức và trải nghiệm để có thể thưởng thức thơ Đường là rất ít. Tuy nhiên nhờ tính chất mở từ nghệ thuật gián tiếp ấy mà nội dung và giá trị thẩm mĩ của thơ Đường luôn trải rộng ra với khả năng hiểu biết cảm thụ của con người. Và để hiểu thấu đáo (một chừng mực nào đó) một bài thơ Đường thì bao giờ cũng cần phải đặt nó vào trong bối cảnh thời đại cũng như đặc điểm tâm lí của người khai sinh ra nó.
Đỗ Phủ sáng tác bài thơ Cảm xúc mùa thu vào năm 766. Đấy là thời điểm triều đại nhà Đường vừa thoát khỏi nạn An Lộc Sơn - Sử Tư Minh được ba năm. Chỉ bốn năm sau khi bài thơ ra đời, Đỗ Phủ mất trong cảnh khốn đốn vì đói nghèo và day dirt về tinh thần nơi đất khách. Đỗ Phù cũng như nhiều thi nhân mang trong mình dòng máu nghệ sĩ - hiệp sĩ cao cả, cũng nuôi chí giúp nước phò vua. Nhưng ước nguyện không thành bản thân lại chứng kiến cảnh loạn lạc do nội chiến phong kiến triền miên gây ra, dân chúng chết đến hai phần ba, nền kinh tế, giao thương và mọi giá trị tinh thần vật chất đều suy kiệt nghiêm trọng. Trên đường từ Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên hiện nay) đi theo sông Trường Giang, tìm về quê hương ở phương Bắc, Đỗ Phủ gặp trắc trở phải ở lại Quỳ Châu gần hai năm. Thời gian này, ông làm chùm thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng). Trong đó bài thơ số một (chúng tôi đang phân tích) được xem là linh hồn của cả chùm thơ.
Bài thơ kết bằng âm thanh rộn ràng. Có hai kiểu âm thanh: âm thanh của dao thước may áo rét và âm thanh của tiếng chày đập áo. Tư thế của người ngồi nghe là ở trên thành cao, nơi âm thanh vang đến “dồn dập". Các âm thanh đó không làm cho bài thơ vui hơn mà càng làm cho nỗi nhớ quê thêm da diết.
Thêm vào đó, cảnh may áo rét gợi lên hình ảnh các chiến sĩ nơi sa trường. Trong thơ Đường, áo rét được gửi đến cho những người lính trấn thủ nơi biên ải. Không phải ngẫu nhiên mà ngay câu thứ tư nhà thơ đã nhắc đến hình ảnh “cửa ải”: “Trên cửa ái, mây sà xuống giáp mặt đất âm u”.
Từ âm thanh này, tâm trạng nhà thơ chuyển từ nỗi u buồn bản thân đến nỗi lo âu thời cuộc: biên giới vẫn chưa yên. Tấm lòng của Đỗ Phú cuối cùng cũng hướng về nhân dàn, đất nước.
Do dáng vẻ riêng của mình, mùa thu luôn là mùa gợi cảm xúc, mùa đặc biệt đối với các thi nhân. Trong tương quan với các mùa của năm, mùa thu có khả năng tự nói về mình nhiều nhất. Ta có thể gọi đó là lời thu.
Lời tlbu trong thơ Xuân Diệu mang dáng nét buồn qua "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”, qua sắc “áo mơ phai dệt lá vàng” để nghe “rét mướt luồn trong gió", để thấy “vắng người sang những chuyến đò”.
Lời thu trong thơ Lưu Trọng Lư hiện hình hài trong tiếng lá vàng rơi và cả chú nai ngơ ngác đến nao lòng trên sắc lá ấy:
Lá thu rơi xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô.
Mùa thu bao giờ cũng mang sắc màu đặc trưng của nó. Lời thu trong Cảm hứng mùa thu của Thi thánh chi tám câu mà đã có đến sáu câu chú ý màu sắc.
Câu thứ sáu, nhà thơ vẽ nên hình khối "con thuyền". Hai càu còn lại thì ưu tiên cho âm thanh. Như thế, xét về sự tương quan giữa màu sắc và âm thanh, hình khối thì màu sắc lấn át và diễn biến của bài thơ là đi từ màu sắc, hình khối qua tâm trạng đến âm thanh.
Toàn bộ bài thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ trước mùa thu nơi đất khách. Chúng ta bắt gặp ở đây mỗi cảnh vật, hình khối, thần thái... đều mang dáng nét thu. Lần dọc theo bài thơ ta sẽ gặp sương thu, rừng thu, núi thu, sông thu, bầu trời thu, hoa thu, thuyền thu, ảm thanh mùa thu, thời gian mùa thu. Án chìm sau ngần ấy không gian, thời gian và cảnh vật thu ấy là một tâm hồn thu Đỗ Phủ. Phải yêu thiên nhiên đến độ nồng nàn thì mới thấu hiểu hết vẻ đẹp hiu hắt, đượm buồn kia.
Tâm hồn thu trĩu nặng với nỗi nhớ quê nhà là sợi dây xâu chuỗi tất thảy các hiện hữu thơ vào một mối. Nhờ vậy bài thơ có một cấu trúc rất chặt chẽ: theo không gian thì từ xa đến gần (rừng phong trong sương đến khóm cúc bên cạnh); theo âm thanh thì từ tĩnh lặng đến ồn ã từ dưới xa vọng đến; theo câu trúc hình tượng thơ thì từ cảnh vật bên ngoài đến thế giới nội tâm (bốn câu đầu và bốn câu sau); theo cảnh vật thiên nhiên thì trong từng cặp câu, bài thơ đều có sự hô ứng: nói rừng (phong) thì có núi (núi Vu), nói sương trắng thì có khí thu, nói dòng sông thì có cửa ải, nói sóng thì có mây... Tất cả tạo nên sự đối xứng hài hòa của một bức tranh thu trọn vẹn.
Đương nhiên bức tranh đó không thể thiếu vắng con người. Dầu chì là một ngọn sóng thôi thì ngọn sóng đó cũng thuộc về hồn thơ Đỗ Phủ. Một hồn thơ trĩu nặng với bao nỗi ưu tư. Đã từng rơi lệ mùa thu trước, mùa thu này lại rơi lệ và ai dám chắc mùa thu sau nữa sẽ không rơi lệ? Thần thái của cảm xúc mùa thu càng dấn sâu vào vùng thương cảm. Phải chăng đây là dấu hiệu báo trước bốn năm sau Đỗ Phủ qua đời trên chiếc thuyền nát cô độc trên sông Tương?
Xem thêm >>> Kiến thức cơ bản bài thơ "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ
Trên đây là bài viết mà đã phân tích bài thơ "Cảm xúc mùa thu" của nhà thơ Đỗ Phủ, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247