Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Lập dàn ý bài văn thuyết minh Thuyết minh về lễ hội ngày tết cổ truyền Việt Nam hay nhất- CungHocVui

Thuyết minh về lễ hội ngày tết cổ truyền Việt Nam hay nhất- CungHocVui

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài văn mẫu hay thuyết minh về lễ hội ngày tết

      Ngày tết cổ truyền Việt Nam là một dịp quan trọng, đặc trưng ở nước ta. Thuyết Minh về lễ hội ngày tết sẽ giúp các bạn có thêm kỹ năng xử lý các dạng bài thuyết minh, cũng như có nhiều thông tin hơn về lễ hội ngày tết ở quê hương mình. Đặc biệt, hoàn thành bài thuyết minh với chủ đẻ tưởng như phổ biến trở nên độc đáo vào hấp dẫn hơn.

Thuyết minh về lễ hội ngày tết- CungHocVui

Hoa đào ngày Tết

Mở bài thuyết minh về lễ hội ngày tết

      Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa dân tộc với năm mươi bốn dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ, đây cũng là yếu tố làm nên sự đa dạng trong văn hóa Việt. Chắc hẳn bạn đã từng nghe tên một vài lễ hội ở Việt Nam như: lễ hội giỗ tổ đền vua Hùng Vương mùng mười tháng ba, lễ hội chọi trâu,....Nhưng bạn sẽ chẳng thể quên được một ngày lễ lớn đối với dân tộc Việt chính là lễ hội ngày tết hay còn gọi là tết cổ truyền Việt Nam.

Xem thêm:

Dàn ý thuyết minh về chiếc bút bi

Bài văn mẫu thuyết minh về chiếc bút bi hay nhất

Thân bài thuyết minh về lễ hội ngày tết

Chúc Tết - Nét đẹp văn hóa Việt

      Để nói về lễ hội ngày tết trước tiên chúng ta cần tìm hiểu lễ hội là gì? Hiểu một cách ngắn gọn thì lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng và lễ hội ngày tết là lễ hội chào đón năm mới. Tết ở nước ta mỗi năm chỉ diễn ra một lần dựa theo lịch âm trong những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới. Theo phong tục, vào những ngày này người người nhà nhà sẽ nô nức chuẩn bị tất bật mọi thứ cho sự sum họp dù là ở bất cứ nơi nào. tết là lễ hội truyền thống của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa.

      Mỗi dịp tết đến xuân về, ta lại thấy nôn nao, những hoạt động trong những ngày giáp tết càng đông vui náo nhiệt hơn. Hầu hết mọi gia đình đều tụ họp quét dọn trong ngoài cho sạch sẽ, sửa sang và trang trí lại nhà cửa cho khang trang để mong cầu mọi thứ xui xẻo trong năm cũ qua đi, đón chào may mắn năm mới đến. Trên khắp các con đường đều được phủ hoa, trang trí thêm những công trình lấp lánh vừa xanh sạch lại vừa đẹp mắt, xe cộ những ngày này cũng trở nên tấp nập hơn bình thường, những phiên chợ bày bán nhiều mặt hàng hơn có nơi đông nghịch người là người, người mua, người bán.

      Cứ mỗi lần tết về trẻ con lại nô nức chờ được cha mẹ sắm cho quần áo mới, giày dép mới rồi cả đồ chơi mới. Chợ họp vào dịp tết sẽ nhộn nhịp hơn ngày thường rất nhiều, nhất là các loại hoa tươi, trái cây và bánh mứt phục vụ ngày tết. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chị, các mẹ vừa sáng tinh mơ đã khụm nụm hoa quả, bánh mứt từ chợ về, ai cũng mong chọn được hàng tươi về chưng dăm ba ngày tết. Đó là chưa kể những cành mai, cành đào rồi câu đối đỏ treo trong nhà ngày tết, những vật dụng trang trí cũng hút khách không kém. 

Xem thêm:

Dàn ý thuyết minh lễ hội ngày tết- CungHocVui

Dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long

      Đó là những hoạt động cho những ngày cận tết, đến 23 âm lịch các hoạt động cho tết mới thực sự bắt đầu. Tương truyền rằng trong mỗi căn bếp tại gia sẽ có một vị thần gọi là Táo quân với nhiệm vụ trong coi bếp núc ghi lại toàn bộ những sự kiện diễn ra trong gia đình. Đến ngày 23 âm lịch hằng năm ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời tâu chuyện một năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, mọi người sẽ chen nhau mua cá chép về cho kịp giờ đưa ông Táo. 

      Sau lễ đưa ông Táo thì bếp nhà ai cũng đỏ lửa. Theo lệ ở miền Bắc, mọi người trong nhà sẽ quay quần gói bánh chưng chuẩn bị cho tết, rồi đi tìm vài nhánh đào chưng trong nhà xem như lộc đầu năm. Nếu hoa đào và bánh chưng được xem là biểu tượng cho tết ở miền Bắc, thì miền Nam lại có hoa mai vàng với nồi bánh tét. Sự khác biệt này làm nên nét đặc trưng cho cái tết cổ truyền Việt Nam. Song tết cổ truyền hay còn gọi là tết Nguyên Đán còn có các món ăn đặc trưng cầu kì hơn mọi ngày, mỗi nhà sẽ có một nồi thịt kho tàu với trứng, nhà ai khéo nấu lại có thêm nồi khổ qua nhồi thịt mong mọi khổ đau qua đi, ngoài ra còn có bánh mứt, dưa cà, nem chả,.... món nào cũng ngon cũng bắt mắt.

Bài văn thuyết minh về lễ hội ngày tết hay nhất- CungHocVui

Bài văn thuyết minh về lễ hội ngày tết hay nhất

      Đến ngày 30 âm lịch mỗi nhà sẽ bày một mâm cơm cúng rước ông bà về vui chơi ba ngày tết. Thông thường mâm cúng sẽ bao gồm một món canh, một món xào, một món nguội, kèm theo đó là dưa chua rau sống ăn kèm. Đây được coi là tục lệ có từ ngàn xưa mà ông bà ta truyền lại. Vào ngày này người ta thường ra vườn cắt một nhành mai (miền Nam) hoặc đào (miền Bắc) mang vào nhà chưng trên bàn thờ xem như hái lộc đầu năm. Khi đồng hồ vừa điểm không giờ đêm 30 âm lịch, cả nhà sẽ cùng quay quần bên nhau đón giao thừa, hát lên khúc xuân, đây là thời khắc ý nghĩa nhất trong năm, là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

      Qua ngày 30 đến ngày mồng 1 tết, mọi người sẽ tranh thủ dậy thật sớm, chuẩn bị quần áo tươm tất chuẩn bị đi chúc tết. Có câu : “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy.”, ngày mồng 1 đầu năm các gia đình sẽ về bên họ nội cũng vái tổ tiên thể hiện sự biết ơn, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ phải chúc tết người lớn tuổi, con cái chúc tết ông bà cha mẹ và nhận lì xì đầu năm. Trong ngày mùng 1 sẽ có nhiều điều cấm kỵ như không được quét nhà vì người Việt Nghĩ rằng việc quét nhà sẽ cuốn đi may mắn trong năm mới.Ngày mồng 2 tết cũng tương tự như ngày mồng 1 nhưng đa phần các gia đình sẽ về lại họ ngoại cho vuông tròn hai bên. Đến ngày mồng 3 là ngày sum họp gia đình quay quần bên bánh mứt, mồng 3 cũng là dịp các anh chị học trò tri ân thầy cô giáo bằng cách đi chúc tết.

      Để tết thêm vui, một số nơi còn đốt pháo đón hỷ thần vào nhà xua đuổi tà ma và những thứ không sạch sẽ, nơi khác sẽ tổ chức các trò chơi như: lô tô, cờ cá ngựa, chọi gà,... mỗi trò chơi đều vui nhộn thu hút nhiều người xem. Sau mồng 3, người ta thường cúng tất đưa ông bà bằng một mâm cơm đủ đầy, đó là cách người Việt kết thúc tết Nguyên Đán.

Xem thêm:

Dàn ý thuyết minh về cách làm diều

Bài văn mẫu hay thuyết minh về cách làm diều

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền: dàn ý và bài mẫu

      Lễ hội ngày tết nói chung và tết cổ truyền Việt Nam nói riêng đều mang những nét đặc sắc riêng song không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng cũng như những ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại. Không biết mọi ngày như thế nào nhưng cứ vào dịp tết thì dù có xa xôi cách trở tới đâu người ta cũng muốn về nhà. Tết là dịp sum họp đoàn viên, là ngày mọi gia đình có chung niềm vui đoàn tụ ấm áp bù đắp cho một năm lao động vất vả cực nhọc bôn ba bên ngoài. Như vậy tết không chỉ là một lễ hội mà tết còn mang trong mình những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Kết bài thuyết minh về lễ hội ngày tết

Thuyết minh về lễ hội ngày tết truyền thống hay nhất- CungHocVui

Quây quần đón Tết bên gia đình

      Thời gian vẫn cứ trôi đi từng giờ từng phút, lịch sử không thể lặp lại nhưng tết thì vẫn tồn tại, đó không đơn thuần là lễ hội với người Việt ta, tết từ lâu đã ăn sâu vào lối sống vào tâm hồn Việt. Sẽ như thế nào nếu ngày tết Việt Nam biến mất? Đừng bao giờ để điều đó xảy ra khi bạn vẫn có thể góp một phần ý nghĩa vào ngày tết quê hương. Hãy để tết trở thành vẻ đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt.

      Đây là bài viết cụ thể và chi tiết mang tính tham khảo cho bạn đọc! Hãy theo dõi CungHocVui để cập nhật nhiều bài viết hơn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247