Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) - Phần 1: Tác giả Dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chi tiết, đầy đủ ý

Dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chi tiết, đầy đủ ý

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi

     Bình Ngô Đại Cáo là một tác phẩm nổi bật trong cuộc đời nghệ thuật của Nguyễn Trãi. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta (sau Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt) được viết vào năm 1482. Để hiểu rõ hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật cùng ý nghĩa tác phẩm, hãy cùng đến với bài văn mẫu phân tích Bình Ngô Đại Cáo được chia sẻ trong bài viết dưới đây!

 Phân tích Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi

Phân tích Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi

Mở bài dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo

-      Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo

Luận đề chính nghĩa

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo

-     Luận đề chính nghĩa là nền tảng tư tưởng cho bài cáo của Nguyễn Trãi:

     + Tư tưởng xuyên suốt Bình ngô đại cáo chính là nhân nghĩa - phạm trù tư tưởng đến từ Nho giáo. 

     + Cụ thể, tư tưởng nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi xuất phát từ “yên dân”, “trừ bạo”.

-     Cơ sở lý luận vững chắc đến từ những chân lý độc lập khách quan, từ đó khẳng định độc lập dân tộc:

     + Nền văn hiến, bờ cõi, lãnh thổ và phong tục truyền thống lâu đời, được mọi người và lịch sử ghi nhận.

     + So sánh những triều đại phong kiến dân tộc với các triều đại phong kiến phương Bắc là cách tác giả đưa dân tộc nước nhà sánh vai, ngang hàng với dân tộc và triều đại phương Bắc => Thể hiện nền độc lập và lòng tự tôn dân tộc.

     + Đưa ra dẫn chứng với chiến công hào hùng đã tạo nên những trang sử vang danh dân tộc.

Xem thêm:

Soạn Bình Ngô đại cáo đầy đủ, ngăn gọn, dễ hiểu

Bài thơ Đại cáo bình ngô: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích

Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo

Bản cáo trạng vạch trần tội ác của kẻ thù

-     Vạch ra âm mưu thâm hiểm của giặc Minh.

-     Chúng tàn sát người dân vô tội.

-     Chúng đeo những thứ thuế khóa nặng nề lên vai nhân dân, vô lý cùng chính sách hủy hoại môi trường của nước nhà.

Hành trình kháng chiến gian nan đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc

 Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi- CungHocVui

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

-     Hình ảnh chủ tướng Lê Lợi:

     + Thể hiện rõ lai lịch, xuất thân của người anh hùng dân tộc - Lê Lợi.

     + Là một người chủ tướng luôn thấu hiểu mọi nhọc nhằn, căm phẫn cùng lòng thù hận khắc sâu trong tâm trí nhân dân.

     + Là người luôn mang những suy tư, trăn trở về sự đau khổ của nhân dân cùng con đường đánh đuổi quân giặc tàn bạo.

-     Khó khăn của quân dân trong buổi đầu khởi nghĩa.

     + Quân giặc rất mạnh.

     + Quân ta còn yếu và nhiều hạn chế.

-     Chiến thắng vang dội của quân dân ta:

     + Tái hiện những thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân trong công cuộc kháng chiến chống quân giặc.

     + Thể hiện bằng giọng văn hào khí, tự hào.

Xem thêm:

Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý

Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất

Tuyên bố khẳng định chủ quyền và nền độc lập dân tộc

-     Lời tuyên ngôn của Nguyễn Trãi là lời khẳng định nền độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc ta.

-     Thể hiện niềm tự hào, sự ngợi ca và niềm tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước.

Nghệ thuật

-     Sáng tạo và mang lại những thành công mới cho thể cáo.

-     Có sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa chính trị và văn chương.

-     Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: liệt kê, phóng đại, đối lập… nhằm đạt mục đích nghệ thuật.

Xem thêm:

Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi: Bài văn mẫu và dàn ý

Kết bài dàn ý phân tích Bình Ngô đại cáo

-     Khái quát những sự đặc sắc trong tác phẩm về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

-     Nêu bản nghĩ cá nhân.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247