Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.     Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh đối với đời sống
-      Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu hiểu biết của con người là không thể thiếu được. Vì vậy, văn bản thuyết minh có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người, nó đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức tự nhiên và xã hội, để có thể vận dụng vào phục vụ lợi ích của mình.
2.     Những tính chất khác của văn bản thuyết minh so với vân bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
-       Tính chất của văn bản thuyết minh là xác thực, khoa học và rõ ràng, đồng thời cũng cần hấp dẫn. Ba tính chất trên chủ yếu làm cho người đọc có nghe hiểu vẻ đối tượng được thuyết minh, còn sự hấp dẫn là điều nén có đế văn bản để đi vào lòng người. Vì vậy, văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
-         Để phân biệt tính chất của các loại văn bản, hãy tham khảo bảng sau:

Kiểu văn bản Đặc điểm, tính chất Mục đích
Tự sự Kể lại sự kiện, câu chuyện đã xảy ra Làm cho người đọc cảm là chủ yếu
Miêu tả Tả lại cảnh vật, con người...  
Biểu cảm  Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.  
Nghị luận Trình bày luận điểm bằng lập luận Hiểu luận điểm
Thuyết minh Giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội  Hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng

- Như vậy, văn bản thuyết minh mang nội dung khoa học để đạt được mục đích hiểu là chủ yếu chứ không phải cảm như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Văn bản nghị luận cũng nhằm mục đích hiểu là chủ yếu nhưng là hiểu luận điểm qua lập luận chứ không phải hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng như văn bản thuyết minh.
3.       Điều kiện để làm tốt bài văn thuyết minh
Để làm tốt bài văn thuyết minh, chúng ta cần tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biêu, không quan trọng.
4.      Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật những yếu tố sau:
-       Bài văn thuyết minh nào cũng cần phải làm nổi bật những tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh. Vì vậy, người viết bài phải quan sát, kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh và tìm cách trình bày theo một trình tự thích hợp với ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, sinh động.
5.      Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng
-        Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, người ta đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ; Phương pháp dùng số liệu; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân tích, phân loại v.v...
6.      Mục đích của văn bản thuyết minh
-        Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự thật khách quan nhằm giúp người đọc (người nghe) thêm chính xác và phong phú. Vì vậy nếu nội dung thuyết minh không chính xác thì văn bản ấy cũng không còn ý nghĩa và mục đích thuyết minh nữa.
7.      Tính chuẩn xác của một văn bản thuyết minh
-       Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh là tính sát hợp với chân lí, với chuẩn mực đã được thừa nhận trong khoa học và trong cộng đồng.
-       Chuẩn xác vì thế là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
-       Văn bản thuyết minh đòi hỏi những tri thức được giới thiệu, trình bày phải có cơ sở khoa học, được kiểm chứng và phải phù hợp với chuẩn mực được công nhận, chứ không phải những phỏng đoán thiếu căn cứ, mơ hồ.
8.     Những điểm cần chú ý để đạt tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
-        Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. Người viết phải tôn trọng thực tế khách quan, phải đi đến nơi, nhìn tận mắt, và ghi nhận; đối với tài liệu phải đực và nghiên cứu kỹ,...
-        Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm kiếm và chọn lựa những tài liệu có giá trị khoa học nhất (dựa trên cơ sở chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng, các cơ quan thẩm quyền,...) và tôn trọng tính khoa học và tính khách quan của tri thức, tránh cường điệu, khoa trương, hay hư cấu tài liệu...
-        Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để tri thức sử dụng có thể cập nhật...
9.      Thể nào là một vân bản thuyết minh có tính hấp dẫn?
-       Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh thể hiện ở sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc.

10.    Một số biện pháp để tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh
-       Dựa ra những sir việc, những chi tiết, những con số cụ thể, sinh động để bài ván không trừu tượng, không mơ hồ.
-       So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, gây được ấn tượng cho người đọc, người nghe.
-       Câu văn thuyêt minh phải biến hóa linh hoạt, tránh đơn điệu (có thể sử dụng nhiều kiểu câu dài ngắn khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau,..).
-       Cố gắng thể hiện cảm xúc, tình người, phải có tình cảm chân thật trong lời Vein thuyết minh.

B.    GIẢI ĐÁP CÂU HỎI. BÀI TẬP
1.     Trong câu văn: “ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chi được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)" có những điểm không chuẩn xác nào?
-        Đó là các điểm:
+ Ngữ văn 10 không chi có văn học dân gian, mà còn có nhiều bộ phận văn học khác.
+ Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ mà còn có truyện cổ,...
+ Ngữ văn lơ không có câu đố.
2.     Trong câu văn: “Niềm tự hào, lòng trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã thể hiện rõ trong “Trích diễm thi tập", bộ sưu tập của một nhà nho chưa rõ tên họ, ra đời vào thế kỷ XV” có những điểm vi phạm tính chuẩn xác nào?
-       Có những điểm không chuẩn xác sau: “Trích diễm thi tập” là một trích trong tác phẩm văn học, chứ không phải là "bộ sưu tập"; “Trích diễm thi tập” là một tuyến tác phẩm văn học có tác giá là Hoàng Đức Lương, chứ không phải là “một nhà nho chưa rõ họ tên".
3.     Trong câu văn "... Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn đã được viết ra từ nghìn năm trước”, tính chuẩn xác bị vi phạm như thế nào?
-       Sự thực, “thiên cổ hùng văn” là “áng hùng văn của nghìn đài” chứ không phải là áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm như đã viết, và tác phẩm này chỉ mới viết vào thế kỉ XV.
4.     Đoạn văn viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phần Luyện tập SGK Ngữ Văn 10, tập 2, trang 25 có thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được không?
-       Không được, bởi vì các tri thức đưa ra không có trí thức liên quan đến tư cách nhà thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5.    Đoạn văn viết về sự phát triển não bộ của con người (SGK Ngữ Văn 10, tập 2, trang 26) đã có tính hấp dẫn chưa?
-       "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hâm” là một luận điểm khái quát.
-       Tác giả đã đưa ra một loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trỏ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát vì thế đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Sự thuyết minh theo đó vì thế hấp dẫn, sinh động.
6.     Phân tích tính hấp dẫn của văn bản về Phò của nhà văn Vũ Bằng (SGK Ngữ văn 10, tập 2, trang 27)
Đoạn văn đã sinh động và hấp dẫn vì:
-       Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu khẳng định, câu cảm thán...
-      Dùng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng: bó hành hoa xanh như lá mạ, màn khói tỏa ra... như một màn sương mỏng,...
-         Bộc lộ cảm xúc: Trông mà thèm quá!, Có ai lại đừng vào ăn cho được...

Xem thêm >>> Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Trên đây là bài viết phân tích, hướng dẫn về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn thuyết minh, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247