Đề 1 : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.
Mở bài : Giới thiệu về vị trí danh lam thắng cảnh (vịnh Hạ Long) đối với quê hương đất nước.
Thân bài :
- Vị trí địa lí :
+ Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc.
+ Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
+ Tiếp giáp về các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.
+ Diện tích : 1553km2, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Nguồn gốc :
+ Tên gọi Hạ Long theo nghĩa Hán Việt nghĩa là rồng đáp xuống.
+ Xuất phát từ truyền thuyết : Khi người Việt mới lập nước đã bị nạn ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp đỡ. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ.
- Đặc điểm – cấu tạo :
+ Có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch.
+ Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có màu sắc đa dạng, huyền ảo. Một số hang mang dấu tích người tiền sử.
+ Vùng lõi có diện tích 434km2, như một tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông) với 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm) là di tích danh thắng quốc gia đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962.
+ Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, hài hòa, sinh động giữa các yếu tố : đá, nước và bầu trời…
- Vai trò và ý nghĩa :
+ Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000.
+ Thu hút nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho đất nước.
+ Là nơi thích hợp nghiên cứu thạch nhũ, nghiên cứu hệ sinh thái, khảo cổ.
Kết bài : Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Mỗi người dân Việt cần phát huy, giữ gìn nét văn hóa của danh lam thắng cảnh đất nước.
Đề 2 : Thuyết minh một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.
Mở bài : Giới thiệu về loại hình ca nhạc (sân khấu) mà ta muốn thuyết minh (quan họ, tuồng, chèo, hát xoan, hát xẩm, …)
Thân bài :
- Vị trí của loại hình ca nhạc đó trong tổng thể nền nghệ thuật dân tộc Việt.
- Nguồn gốc hình thành, vùng đất phổ biến và phát triển loại hình đó.
- Thời gian diễn ra sinh hoạt văn hóa đó : trong lao động hay trong lễ hội.
- Đặc điểm của các câu hát (màn diễn với loại hình sân khấu) :
+ Giọng hát thanh cao, dễ đi vào lòng người, câu hát như các lời ru…
+ Cách phối khí của điệu nhạc.
+ Trang phục người hát, người diễn.
- Đánh giá, đưa ra cảm nhận của người nghe, người xem khi được thưởng thức màn diễn ca nhạc, hay sân khấu đó.
Kết bài : Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó.
Đề 3 : Thuyết minh một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình.
Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).
Thân bài :
- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.
- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.
- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …
- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.
- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.
Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.
Đề 4 : Thuyết minh một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Mở bài : Giới thiệu tên lễ hội và nét đẹp của phong tục truyền thống (hay khí thế sôi nổi của thời đại) được ghi lại lễ hội ấy.
Thân bài :
- Giới thiệu thời gian, địa điểm của lễ hội : Diễn ra vào cuối năm, trên mọi miền đất nước.
- Đặc điểm độc đáo : Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của nước ta, có lịch sử truyền thống lâu đời.
- Nguồn gốc của lễ hội : gắn với rất nhiều sự tích và sự kiện : Sự tích Lang Liêu (về nguồn gốc bánh chưng bánh dày), sự tích cây nêu, sự tích cây đào, cây mai…
- Những nghi thức truyền thống diễn ra : ngày 23 tháng Chạp (tết ông Công ông Táo), sắm sửa tết những ngày 1, 2, 3 tháng Giêng ; lễ chùa vào thời khắc Giao thừa, tục xông đất, hái lộc ; bánh chưng, hoa đào (người miền Bắc), bánh tét, hoa mai (với miền Nam)…
- Ý nghĩa của lễ hội : giao thoa giữa năm cũ và năm mới, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Kết bài : Suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội.
Các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 hay và ngắn nhất khác:
Copyright © 2021 HOCTAP247